Một góc thành phố Hòa Bình.

Một góc thành phố Hòa Bình.

Năm 2013, Hòa Bình là một trong những tỉnh, thành hoàn thành vượt mức chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội, được Tổng cục Đất đai - Bộ TN&MT khen thưởng.

 

Những con số biết nói            

Hoà Bình có tổng diện tích tự nhiên là 459.524,36 ha. Nếu như đến 31/12/2012, toàn tỉnh cấp được 428.014 GCN các loại với diện tích 230.106,27 ha/ tổng diện tích cần cấp 298.742,84 ha đạt 77.13% thì đến hết năm 2013, tỉnh đã cấp 493.823 GCN cho 277.726,63 ha, đạt 92,97% diện tích cần cấp. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp đạt 86,86%; Đất lâm nghiệp đạt 96,53 %; Đất ở nông thôn đạt 85,85%; Đất ở đô thị đạt 87,67% và đất chuyên dùng đạt 72,60% diện tích cần cấp.

Toàn tỉnh có 126/210 xã, phường, thị trấn tại 7/11 huyện thành phố có hệ thống bản đồ địa chính chính quy (đối với đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất chuyên dùng) và toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được đo đạc lập bản đồ đang được triển khai cấp giấy chứng nhận theo Quyết định số 672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích được đo đạc là 385.188,54 ha chiếm 83,58 % tổng diện tích tự nhiên.

Theo Sở TN&MT tỉnh, có được những con số đáng ghi nhận trên là do Hòa Bình đã quán triệt và triển khai tuyên truyền phổ biến đến các tổ chức cá nhân và đặc biệt là được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực phối hợp để thực hiện công tác cấp GCN. Đặc biệt trong quá trình thực hiện cấp GCN theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Bộ TN&MT, Hòa Bình đã hoàn thành công tác đo đạc, rà soát cơ bản, giải quyết dứt điểm ranh giới, diện tích đất do các nông, lâm trường, bảo tồn thiên nhiên và các vườn Quốc gia quản lý, sử dụng. Từ đó giải quyết dứt điểm tình trạng quản lý chồng chéo giữa các nông lâm trường, Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia và các huyện, thành, thị...

Mặc dù vậy, công tác này ở Hòa Bình cũng còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh có nhiều khu dân cư công nhân của 5 nông trường và 11 lâm trường được hình thành từ lâu (năm 1960-1970) đến nay trước khi thực hiện cấp GCN vẫn thuộc đất do các nông lâm trường quản lý. Khi thực hiện cấp GCN các hộ kiến nghị không nộp tiền sử dụng đất do sử dụng từ trước năm 1993 như vậy trái với quy định Nghị định 120 của Chính phủ, tuy nhiên nguyện vọng của công nhân nông lâm trường là chính đáng. Sở TN&MT Hoàn Bình đã đề nghị Bộ TN&MT kiến nghị Chính phủ cho phép không thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN quyền SDĐ đối với các hộ công nhân nông, lâm trường đã được nông, lâm trường giao đất làm nhà ở từ trước ngày 15/10/1993.

Việc quy hoạch và quản lý đối với đất lâm nghiệp tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia... đang có tình trạng một phần diện tích chồng chéo giữa quy hoạch 3 loại rừng (thực hiện từ năm 2007) và các hộ gia đình được nhà nước giao đất và cấp giấy chứng nhận theo tinh thần Nghị định số 02/CP từ các năm 1994-1997 trong khi nhà nước không có đủ kinh phí để thực hiện bồi thường cho hộ gia đình sử dụng đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ và đặc dụng. Đề nghị Bộ hướng dẫn cơ chế chính sách để giải quyết tình trạng này. Về kinh phí, đề nghị Bộ TN&MT hỗ trợ: Kinh phí đo đạc đất nông nghiệp tại 4 huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc (diện tích khoảng 10.500 ha). Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu huyện điểm Tân Lạc được Bộ đầu tư, hỗ trợ kinh phí đang được khẩn trương hoàn thành trong năm 2014 bước đầu đã đem lại hiệu quả cho công tác quả lý. Đề nghị Bộ tiếp tục hỗ trợ cho triển khai tiếp 02 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn vì đã hoàn thành công tác đo đạc địa chính, cấp giấy chứng nhận lập hồ sơ địa chính (theo dự án tổng thể).

Nhiều giải pháp đồng bộ

Theo ông Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh, để tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp GCN quyền sử dụng đất trong thời gian tới, Hòa Bình đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể. Trước hết ngành TN&MT sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp đẩy nhanh việc cấp GCN quyền SDĐ theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Các văn bản hướng dẫn của Bộ TN&MT và Chỉ thị cũng như chỉ đạo của UBND tỉnh trong đó tập trung vào các loại đất đã cấp GCN nhưng đạt tỷ lệ thấp như: Đất do các tổ chức quản lý, đất ở đô thị, đất sản xuất nông nghiệp.

Ngành TN&MT cũng chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính trong việc thực hiện cấp GCN. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn để nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân về các quy định của pháp luật cũng như quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cấp GCN. Tiếp tục kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền SDĐ cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo có đủ cán bộ, kinh phí, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết theo yêu cầu để thực hiện được chức năng nhiệm vụ, đặc biệt ưu tiên cho công tác này.

“Để tập trung thực hiện đạt kết quả công tác cấp GCN quyền SDĐ hàng năm Hòa Bình luôn ưu tiên nhân lực, phương tiện kỹ thuật, kinh phí... cho công tác đo đạc, cập nhật chỉnh lý biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ ở cả 03 cấp: tỉnh, huyện, xã theo Dự án tổng thể hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Hòa Bình đã được phê duyệt. Đặc biệt, Sở TN&MT đã và sẽ phối hợp UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện rà soát, đối tượng, diện tích, loại đất chưa cấp giấy chứng nhận (lần đầu) thống kê, xây dựng kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tất cả các đối tượng sử dụng đất có đủ điều kiện để cấp xong giấy chứng nhận trong các năm 2014 và 2015…” – ông Đinh Văn Hòa khẳng định.

 

                                                                 Theo monre.gov.vn

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục