50% diện tích lúa đã cấy và gieo sạ ở xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) đang bị khô hạn nặng và chết cháy.

50% diện tích lúa đã cấy và gieo sạ ở xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) đang bị khô hạn nặng và chết cháy.

(HBĐT) - Trung tuần tháng 7, về Yên Thuỷ không khí nắng nóng ngột ngạt, khô hạn bao trùm hầu hết ruộng vườn, làng, bản. Không chỉ cây trồng thiếu nước, đời sống của người dân cũng bị đảo lộn do hạn hán kéo dài. Các hồ, đập, trạm bơm, máy bơm đã hoạt động hết công suất nhưng nước ở hầu hết các hồ ao, suối đã cạn kiệt, khiến sản xuất và đời sống của người dân Yên Thuỷ ngày càng thêm khó khăn.

 

Bí thư Huyện uỷ Yên Thuỷ Bùi Trung Kiên trăn trở: “Từ trung tuần tháng 6 đến nay, Yên Thuỷ không có mưa, nắng nóng lại gay gắt, kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Hầu hết các hồ thuỷ lợi trong huyện đã ở mực nước chết. Bởi vậy, đến nay, toàn huyện mới chỉ gieo cấy được 728,4 ha lúa, bằng 24,1% kế hoạch và 23,91% so với cùng kỳ. Trong đó có 22,8 ha lúa và 15,7/ 85 tấn mạ đã gieo bị chết do nắng nóng. Dự kiến có khoảng 200 ha đất lúa có khả năng phải chuyển sang trồng cây màu khác nhưng nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài cũng không có khả năng thực hiện được. Thực trạng này là dấu hiệu báo trước một vụ sản xuất thất bát, nhất là cây lúa, nhiều diện tích không làm được đất do thiếu nước, không đảm bảo tiến độ gieo cấy theo khung thời vụ”.

 

Không riêng gì cây lúa, do thiếu nước nghiêm trọng, các cây trồng khác trong vụ mùa, hè - thu của Yên Thuỷ đều giảm mạnh. Đến nay, diện tích ngô đã trồng 310,6 ha, bằng 40,3% kế hoạch và 43,4% so với cùng kỳ; khoai lang đã trồng 58 ha, bằng 29% kế hoạch và 33,4% so với cùng kỳ; lạc đã trồng 91,6 ha, bằng 22,9% kế hoạch và 22,34% so với cùng kỳ; vừng đã trồng 6,2 ha, bằng 19,4% kế hoạch....

 

Ngọc Lương là một trong những xã bị thiệt hại nắng do hạn hán, nắng nóng kéo dài. Ông Lê Xuân Phương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương cho biết: “Hạn hán trên diện rộng và kéo dài đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ gieo trồng các loại cây trồng chủ yếu của xã như lúa, ngô, lạc. Đến nay, toàn xã mới gieo trồng được 210/970 ha, đạt 21,6% kế hoạch. Trong đó, diện tích lúa 100/593 ha, đạt 16,9% kế hoạch; 100/177ha ngô, đạt 56,5% kế hoạch; 20/107 ha lạc, đạt 18.6% kế hoạch. Trong đó, diện tích lúa đã cấy và gieo sạ có khoảng 50 ha đang bị khô hạn và có nguy cơ chết cháy cùng 60% lượng mạ đã gieo, 20 ha ngô, 10 ha lạcđã chết do không có nước tưới

 

Trước thực trạng đó, ngày 2/7/2015, UBND huyện đã ban hành công văn về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ mùa, hè - thu. Các đoàn kiểm tra sản xuất được thành lập thường xuyên bám sát cơ sở phối hợp với UBND các xã kiểm tra, đôn đốc tiến độ gieo cấy lúa và trồng màu, huy động mọi nguồn lực khắc phục hạn hán, rà soát diện tích có nguy cơ và bị hạn cao chuyển sang trồng các cây màu. Nhân dân các xã tập trung nạo vét bùn, đất, khơi thông dòng dẫn các tuyến kênh mương, bể hút các trạm bơm, hồ chứa, sửa chữa các bai, cửa cống lấy nước tại các công trình thuỷ lợi và các cộng trình bị hư hỏng, bị mất nước...Ông Bùi Huyên, Trưởng phòng NN&PTNT cho biết: “Riêng cây lúa, huyện đang tập trung chống hạn và áp dụng các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, bón phân dể đảm bảo sinh trưởng. Chủ động chăm sóc, tưới nước giữ ẩm với mạ đã gieo chờ nước để cấy và có thể cấy ngay khi có nước. Loại bỏ mạ hỏng, mạ già và gieo bổ sung bằng các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày). Diện tích không có khả năng cấp nước để làm đất cấy và tưới dưỡng chuyển đổi sang trông cây màu ngắn ngày khác. Đề nghị UBND huyện chỉ đạo thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ về giống cây trồng, các hoạt động cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, đúng khung thời vụ”.

 

Thực tế cho thấy, tình trạng nắng nắng kéo dài, hạn hán trên diện rộng thì đó cũng chỉ là những giải pháp tình thế. Về lâu dài, để đảm bảo sản xuất và đời sống của người dân, Yên Thuỷ rất cần được Nhà nước quan tâm đầu tư hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước đồng bộ, ổn định mới có thể chống chọi với tình hình thời thiết ngày càng khắc nghiệt.

 

 

 

                                                                      Đức Phượng

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục