(HBĐT) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 10/6/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Luật bổ sung 1 điều, 4 khoản và 4 điểm; sửa đổi, bổ sung 8 điều, 22 khoản và 9 điểm với 9 nội dung mới cơ bản.

Bổ sung quy định về thời hạn giám định

Khắc phục tình trạng kéo dài thời hạn trong hoạt động giám định của một số vụ án, nhất là án tham nhũng, kinh tế, ảnh hưởng tới tiến độ xét xử của các vụ án này, luật quy định thời hạn giám định là 3 tháng, trường hợp có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn, thời hạn giám định tối đa là 4 tháng, trường hợp phải gia hạn thì không quá 1/2 thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó. Đồng thời, luật giao trách nhiệm cho các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực GĐTP quy định thời hạn giám định từng loại việc cụ thể phù hợp với tính chất, đặc thù, yêu cầu thực tiễn.

Sửa đổi quy định về kết luận giám định theo hướng cụ thể hơn

Để khắc phục một số hạn chế về kết luận GĐTP trong thực tiễn hiện nay, Điều 32 được sửa đổi, bổ sung theo hướng kết luận giám định phải rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; bỏ quy định về chứng thực chữ ký của người giám định theo quy định của pháp luật về chứng thực khi trưng cầu, yêu cầu giám định đích danh cá nhân người giám định.

Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan đối với công tác giám định tư pháp

Nhằm phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực GĐTP, luật bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này tại khoản 1, Điều 41; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ được bổ sung quy định tại khoản 2, Điều 41; nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh cũng được sửa đổi, bổ sung bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý GĐTP ở địa phương (khoản 1, Điều 43).

Vì Viện KSND tối cao có Phòng Giám định kỹ thuật hình sự nên cơ quan này có một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tổ chức, người GĐTP (khoản 6, Điều 44).

Ngoài vai trò là cơ quan quản lý GĐTP, Bộ Công an còn có nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra đối với công tác GĐTP, được bổ sung tại khoản 2, Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng được sửa đổi, bổ sung tương tự như Bộ Công an (khoản 3, Điều 42).

Bảo đảm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với công tác GĐTP, TAND tối cao, Viện KSND tối cao được bổ sung, sửa đổi một số trách nhiệm như: Ban hành chỉ tiêu thống kê, tổ chức thực hiện thống kê về trưng cầu GĐTP trong hệ thống của mình và báo cáo Quốc hội trong báo cáo công tác hàng năm, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, bộ, ngành có liên quan ở T.Ư và Sở Tư pháp, sở, ngành có liên quan ở địa phương; lập dự toán, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ chi phí GĐTP, chi phí tham dự phiên tòa của người giám định trong hệ thống Tòa án, Viện kiểm sát (Điều 44).

Tổ chức thi hành Luật

Để triển khai thi hành luật kịp thời, hiệu quả, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện các hoạt động sau: Xây dựng kế hoạch triển khai thi hành luật và tổ chức hội nghị triển khai thi hành luật; xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP, ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); rà soát các VBQPPL có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới; ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật GĐTP ở các lĩnh vực và có liên quan trong tố tụng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người GĐTP, người tiến hành tố tụng và cán bộ làm công tác quản lý về GĐTP ở các bộ, ngành, địa phương.
 

Minh Phượng (TH)
 (Sở Tư pháp)

Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục