(HBĐt) - Luật Biên phòng Việt Nam được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11/11/2020. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 và thay thế Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL-UBTVQH9.

1. Phạm vi điều chỉnh

Luật Biên phòng Việt Nam là một lĩnh vực trong quản lý, bảo vệ và xây dựng biên giới quốc gia, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biên giới. Theo đó, Luật quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng.

2. Chính sách của Nhà nước về biên phòng

Chính sách của Nhà nước về biên phòng hướng đến mục tiêu thể chế đầy đủ đường lối đối nội, đối ngoại, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời ghi nhận những chính sách lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường QP-AN để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, làm cơ sở để xây dựng những chính sách cụ thể.
Tại Điều 3, Luật đưa ra 7 chính sách của Nhà nước về biên phòng.

3. Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

Luật Biên phòng Việt Nam quy định nội dung cơ bản về nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trên cơ sở thể chế hóa mục tiêu, quan điểm, phương châm Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, thể hiện trong quy định tại Điều 2, giải thích 2 thuật ngữ này như sau:

"Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường” (khoản 2).
"Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia” (khoản 3).

4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ đội biên phòng

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. 

Luật quy định BĐBP chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. BĐBP thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên từng lĩnh vực, phạm vi ở địa bàn xã, phường, thị trấn tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển và cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý đã được xác định trong các điều ước quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam, không chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng khác hoạt động ở khu vực biên giới và cửa khẩu. 

Về nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP: Căn cứ vào vị trí và chức năng của BĐBP, Điều 13, Luật Biên phòng Việt Nam đặt ra 12 nhiệm vụ cho BĐBP, vừa kế thừa Pháp lệnh BĐBP, vừa bổ sung thêm một số quy định mới cho phù hợp với thực tiễn và để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP với những lực lượng khác. Ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hoạt động của lực lượng BĐBP có cả tính chất quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Vì vậy, khi thực hiện nhiệm vụ nói chung, nhiệm vụ chủ trì bảo đảm an ninh, trật tự theo chức năng, thẩm quyền nói riêng, lực lượng BĐBP phải kết hợp chặt chẽ, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo đảm an ninh, trật tự với nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng.
(Còn nữa)

Minh Phượng (TH) 
(Sở Tư pháp)



Các tin khác


3 nhóm lao động được hưởng lương bằng 1,8 lần mức lương cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước quy định

(HBĐT) - Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022 - 2024 quy định, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định.

Ghi âm, ghi hình trái phép tại phiên tòa bị phạt đến 15 triệu đồng

(HBĐT) - Tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng với 4 chương và 8 điều, có hiệu lực từ ngày 1/9/2022.

Cấm dùng xe Limousine được cải tạo từ xe 16 chỗ để chở khách

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 1/9/2022, Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sẽ mang đến nhiều thay đổi đáng chú ý mang tính siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải. Một trong số đó phải kể đến yêu cầu không được sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (tính cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục