(HBĐT) - Quy trình lập và phê duyệt kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư ở địa phương


1. UBND cấp tỉnh giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì thúc đẩy khởi sự kinh doanh (KSKD), khởi nghiệp và thu hút đầu tư (gọi tắt là Chủ trì khởi nghiệp cấp tỉnh), phối hợp với sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch thúc đẩy KSKD, khởi nghiệp, thu hút đầu tư hằng năm và cả giai đoạn. UBND cấp huyện giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì thúc đẩy KSKD, khởi nghiệp và thu hút đầu tư (gọi tắt là Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện) phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và hoàn thiện kế hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt.

2. Căn cứ vào quyết định giao vốn của cấp có thẩm quyền, các cơ quan được giao thực hiện xây dựng kế hoạch thúc đẩy KSKD, khởi nghiệp và thu hút đầu tư. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

3. Quy trình phê duyệt kế hoạch thúc đẩy KSKD, khởi nghiệp và thu hút đầu tư.

a) UBND cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ các mô hình thúc đẩy KSKD, khởi nghiệp gửi Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện tổng hợp; Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan rà soát, xác định danh mục và lập kế hoạch hỗ trợ các mô hình cấp xã trình UBND cấp huyện phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện.

b) Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư gửi Chủ trì khởi nghiệp cấp tỉnh tổng hợp trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Về quy trình lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ vận hành các dự án Trung tâm hỗ trợ KSKD, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN tại các trường đại học

1. Thông báo và tiếp nhận đề xuất dự án Trung tâm hỗ trợ KSKD, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN tại các trường đại học.

a) Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT, UBND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở các trường đại học có đông sinh viên DTTS, gửi thông báo về việc đăng ký nhu cầu hỗ trợ dự án Trung tâm hỗ trợ KSKD, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN.

b) Văn phòng Điều phối Chương trình là đầu mối tiếp nhận và tổng hợp danh sách các dự án Trung tâm hỗ trợ KSKD, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN.

2. Lựa chọn và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ dự án Trung tâm hỗ trợ KSKD, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN tại các trường đại học.

Văn phòng điều phối Chương trình chủ trì tham mưu thành lập Hội đồng tuyển chọn các dự án Trung tâm hỗ trợ KSKD, vùng đồng bào DTTS&MN làm cơ sở trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các dự án để tổ chức thực hiện.

3. Tổ chức triển khai vận hành các dự án Trung tâm hỗ trợ KSKD, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN tại các trường đại học.

Căn cứ vào danh sách các dự án Trung tâm hỗ trợ KSKD, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN của các trường đại học được lựa chọn, Văn phòng điều phối Chương trình ký hợp đồng với các trường đại học để triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch cho cả giai đoạn và hằng năm.

(Còn nữa)


P.V (TH)


Các tin khác


Quy định mới về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập

(HBĐT) - Thông tư số 06/2023/TT-BYT của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập có hiệu lực từ ngày 27/4/2023.

Quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 25/4/2023, Thông tư số 01/2023/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 9/3/2023 quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Thi tuyển công chức, đã đạt kiểm định đầu vào thì không phải thi vòng 1

(HBĐT) - Nghị định số 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức có hiệu lực từ ngày 10/4/2023.

Những nội dung cơ bản của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(HBĐT) - Ngày 10/11/2022, Quốc hội thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (THDCƠCS). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 với những nội dung cơ bản sau:

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người

(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Công văn số 174/UBND-NVK, ngày 15/2/2023 về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người (TPGN) trong thời gian tới.

Quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 497 cơ sở giết mổ động vật đang hoạt động (1 cơ sở giết mổ tập trung, 496 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ), trong đó có 398 cơ sở giết mổ lợn, 19 cơ sở giết mổ gia cầm, 81 cơ sở giết mổ trâu, bò. Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hầu hết còn giết mổ thủ công, xen lẫn với khu dân cư và vẫn còn tình trạng giết mổ tùy tiện gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh thú y, nguy cơ làm lây lan dịch bệnh và mất an toàn thực phẩm rất lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục