Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, nông dân không còn là người thụ hưởng, mà đã thực sự trở thành chủ thể. Trên địa bàn tỉnh, tầng lớp nông dân giữ vai trò trung tâm trong xây dựng nông thôn mới, gìn giữ môi trường, xây dựng cảnh quan, lan tỏa lối sống mới ở vùng quê.

Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hơn 8.600 ngày công lao động cho các hoạt động: phát quang 613km đường làng ngõ xóm, tu sửa 361 km kênh mương nội đồng, đào đắp trên 372 m³ đất đá, đóng góp tiền mặt hơn 40 triệu đồng hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn… Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp triển khai các mô hình: "Hàng cây nông dân", "Thu gom xử lý rác thải", "Khu dân cư kiểu mẫu” gắn với chương trình "Trồng 1 tỷ cây xanh” nhằm tạo dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho các làng quê.

Hội viên nông dân Đặng Thị Phượng, xóm Chiềng An, xã Thành Sơn (Mai Châu) chia sẻ: Từ khi Hội Nông dân huyện, xã phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên tích cực đóng góp công sức, vật chất cùng tham gia với địa phương. Mỗi tuần, hội viên nông dân và người dân trong xóm cùng nhau dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây hai bên đường. Nhìn đường sá sạch sẽ ai cũng phấn khởi.

Trong công tác bảo vệ môi trường, các cấp Hội Nông dân đã vận động hội viên xây dựng, duy trì các mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, từng bước hình thành ý thức nông thôn mới văn minh, bền vững. Việc trồng cây xanh gắn với bảo vệ môi trường trở thành phong trào rộng khắp, tạo điểm nhấn sinh thái cho nhiều tuyến đường, khu dân cư.

Nông dân toàn tỉnh còn tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí về văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng trong xây dựng nông thôn mới. Toàn Hội có hơn 123.000 hộ đăng ký danh hiệu "Gia đình văn hóa", hơn 125.000 hội viên tham gia bảo hiểm y tế và gần 640 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hội đã vận động được hàng trăm hộ hội viên thoát nghèo, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đồng chí Hoàng Xuân Giao, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: "Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Chúng tôi xác định rõ vai trò trung tâm, nòng cốt của nông dân trong công cuộc đổi mới quê hương. Sự vào cuộc chủ động của các cấp Hội, sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định thành công”.

Tính đến hết tháng 6/2025, toàn tỉnh có 83/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 64,3%), 31 xã nông thôn mới nâng cao, 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 75 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 258 vườn mẫu và 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là thành quả từ sự đồng lòng của người dân, đặc biệt là vai trò hạt nhân, tiên phong của giai cấp nông dân và tổ chức Hội.

Các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, vận động hội viên phát huy nội lực, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đồng thời, Hội tiếp tục là cầu nối gắn kết người dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, thúc đẩy xây dựng kinh tế tập thể, phát triển bền vững và lan tỏa các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu.


T.H

Các tin khác


Huyện Yên Thuỷ nỗ lực thực hiện tiêu chí về an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới

Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự (ANTT) diễn biến phức tạp, huyện Yên Thủy đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nhằm đảm bảo ổn định tình hình, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lực lượng công an các xã, thị trấn đã chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả các mặt công tác trọng tâm, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Huyện Mai Châu xây dựng sản phẩm OCOP từ sản phẩm địa phương

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã và đang trở thành hướng đi hiệu quả góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương cho thấy không ít sản phẩm OCOP sau 3 năm không còn đủ tiêu chuẩn để đánh giá lại hoặc không giữ được thương hiệu như ban đầu. Có nhiều nguyên nhân như vùng nguyên liệu không ổn định, quy trình sản xuất chưa đảm bảo... Với quyết tâm nâng cao giá trị nông sản địa phương và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, huyện Mai Châu có nhiều cách làm sáng tạo nhằm xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên đặc sảng địa phương.

Lan toả phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Phong trào thi đua "Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới” lan tỏa sâu rộng, trở thành động lực thúc đẩy các địa phương nỗ lực đổi mới diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Trong phong trào ấy, Nhân dân giữ vai trò trung tâm - vừa là chủ thể thực hiện, vừa là người trực tiếp thụ hưởng thành quả.

Ánh điện quốc gia mở lối xây dựng nông thôn mới

Ánh sáng điện quốc gia đã thắp sáng mọi thôn, xóm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Không chỉ mang lại tiện ích, điện còn là "chìa khóa” mở ra hướng phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xã Vạn Mai đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, sau nhiều năm nỗ lực, xã Vạn Mai trở thành một trong những xã đi đầu trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Mai Châu. Thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, đến nay xã đã hoàn thiện 19/19 tiêu chí, tiếp tục duy trì xã đạt chuẩn NTM được công nhận từ năm 2019.

Hơn 150 km kênh mương được kiên cố hóa trong 5 năm

Triển khai Đề án số 03-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới, công tác đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục