Thực hiện Đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 60.000 lít dầu Diesel (DO) trái phép trên vùng biển Tây Nam.
Lực lượng chức năng BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiểm tra hàng hóa vi phạm trên Tàu TG 91387 TS. Ảnh: Đức Thái
Trước đó, vào lúc 22 giờ ngày 20/5, trong quá trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên vùng biển Tây Nam, lực lượng chức năng BTL Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện, kiểm tra tàu cá TG 91387 TS có dấu hiệu nghi vấn. Tàu cá do ông Lê Văn Đức, sinh năm 1984, có địa chỉ thường trú tại khóm 5, Cái Đôi Vàm, Phú Tân, Cà Mau làm thuyền trưởng, trên tàu có 5 thuyền viên; chủ tàu là ông Hồ Ngọc Thanh, địa chỉ tại ấp Tân Tỉnh B, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Tho, Tiền Giang.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Lê Văn Đức khai nhận trên tàu cá TG 91387 TS đang vận chuyển khoảng 60.000 lít dầu DO, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Số dầu trên nếu vận chuyển trót lọt sẽ bán cho các tàu cá khai thác thủy sản trên biển.
Lực lượng chức năng của BTL Vùng Cảnh sát biển 4 đã tiến hành lập biên bản tạm giữ phương tiện, niêm phong hàng hóa và đang tổ chức dẫn giải phương tiện về cảng Hải đội 422, Hải đoàn 42 tại phường An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Chiến công trên thể hiện tinh thần, trách nhiệm, sự vào cuộc quyết liệt của BTL Vùng Cảnh sát biển 4 trong chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, đây là thành tích quan trọng hướng tới chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ Vùng Cảnh sát biển 4 lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Theo Báo Tin tức
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, để thu hút đầu tư vào nghề nuôi biển, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi, đào tạo nhân lực phục vụ, hỗ trợ chuyển giao ứng dụng công nghệ, tỉnh đề ra giải pháp về cơ chế chính sách vay vốn ưu đãi tín dụng để hỗ trợ người nuôi chuyển đổi từ lồng nuôi truyền thống sang mô hình nuôi biển công nghệ cao như lồng HDPE và các công nghệ khác.
Sáng 5/5, Hội thảo khu vực về Vai trò của Tòa án quốc tế về Luật biển trong giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển, do Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) phối hợp đồng tổ chức đã khai mạc tại Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
Ngày 3/5, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước hoạt động của Trung Quốc và Philippines tại khu vực đá Hoài Ân, đá Tri Lễ và đá Cái Vung thuộc quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:
Những ngày đầu năm 2025, trên đảo Đá Tây (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), giữa không gian bao la của biển cả, Lễ chào cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động. Đối với mỗi đoàn công tác ra thăm quần đảo Trường Sa, đây là khoảnh khắc thiêng liêng, đậm tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Xin được mượn một câu thơ rất ý nghĩa trong bài "Tháng Tư về Côn Đảo” của nhà thơ Thanh Dương Hồng, để nói lên cảm xúc của tôi cũng như của rất nhiều người đã lựa chọn đến Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào những ngày tháng Tư lịch sử. Khi cả nước tự hào hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có một "địa chỉ đỏ” thu hút hàng nghìn người đến dâng hương và trải nghiệm hành trình về nguồn đầy cảm xúc: Côn Đảo - nơi những hy sinh đã hóa thành bất tử, để 50 năm hay mãi mãi về sau, trời Côn Đảo vẫn rưng rưng nắng, gió vẫn thổi dài qua những hàng dương…
Trường Sa được giải phóng trước một ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là chiến công xuất sắc của Quân chủng Hải quân.