(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 612/QĐ-UBDT về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, số thẻ BHYT bị cắt giảm 139.638 người (trong đó có 135.271 người là đồng bào DTTS, 4.367 người sống ở vùng ĐBKK, đang sinh sống tại 58 xã không thuộc vùng KT-XH khó khăn, ĐBKK).


Cán bộ BHXH tỉnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm cho đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu.

Cùng với đó, cũng theo Điều 3 của Quyết định này, các xã khu vực III, khu vực II đạt chuẩn nông thôn mới thuộc nhóm đối tượng không được ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng, hỗ trợ đóng BHYT. Như vậy từ năm 2022, tỉnh ta có nhiều xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có trên 15.000 người DTTS không thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT. Từ đó dẫn đến số người tham gia BHYT bị giảm sâu. Đây đều là những con số rất lớn, trong khi đó, phần lớn người dân điều kiện kinh tế khó khăn, chưa ổn định, để vận động mọi người tham gia BHYT hộ gia đình là vấn đề không đơn giản. Thực trạng này không chỉ đặt ra thách thức lớn đối với ngành BHXH của tỉnh, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh của người dân.

Hiền Lương (Đà Bắc) là xã có hơn 95% dân số là người DTTS, chủ yếu là dân tộc Mường, Dao... Trước đây, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của xã đạt khoảng 97%. Sau khi thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người dân trong xã không còn được NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT, số người tham gia BHYT của xã giảm còn khoảng 55%. Trước thực trạng đó, xã rà soát, lập danh sách các đối tượng không thuộc diện được NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT để có hướng hỗ trợ. Đồng thời, phát huy vai trò của đoàn thể địa phương, đại lý thu, cộng tác viên, tích cực thực hiện công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ về vai trò quan trọng, quyền lợi, ý nghĩa của việc tham gia BHYT. Từ đó chủ động tham gia BHYT để giảm gánh nặng về kinh tế khi không may ốm đau, bệnh tật.

Theo đồng chí Triệu Thị Huệ, công chức Văn hóa - xã hội phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH xã Hiền Lương, nhờ triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền mà đến nay, toàn xã có 4.660 người tham gia BHYT, đạt 73% dân số. Từng bước phát triển lại người tham gia BHYT, góp phần giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ CSSK, đảm bảo công tác an sinh xã hội.

Đến hết tháng 8/2023, tỉnh có 78.528 người tham gia BHXH bắt buộc (giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2022). Số người tham gia BHXH tự nguyện là 12.747 người (giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2022). Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 70.158 người (tăng 0,08% so với cùng kỳ năm 2022). Số người tham gia BHYT là 781.504 người, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 88,81% dân số, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2022. Để góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với người DTTS ở vùng sâu, xa, vùng ĐBKK, nâng cao nhận thức về BHXH, BHYT là chính sách của Đảng và Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của người dân, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, biện pháp nhằm phát triển số người tham gia. Trong đó, công tác truyền thông, vận động được tăng cường.

Theo đồng chí Nguyễn Duy Thường, Trưởng phòng Truyền thông, BHXH tỉnh, chỉ tính trong tháng 8 vừa qua, toàn tỉnh tổ chức 126 cuộc tuyên truyền theo nhóm nhỏ, gặp trực tiếp gần 1.600 người; 38 hội nghị truyền thông thu hút trên 2.000 người tham dự. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền trên các cơ quan báo, Đài PT&TH; trên 1.800 lượt truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở... Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, nội dung ngắn gọn để người dân dễ hiểu, phù hợp với từng nhóm người tham gia. Đồng thời chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của người dân trong quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, kịp thời giải đáp thắc mắc, tháo gỡ vướng mắc, giúp họ hiểu rõ hơn về quyền lợi, tính nhân văn của chính sách BHXH, BHYT, từ đó đồng thuận và chủ động tham gia. Song, công tác vận động, mở rộng diện bao phủ BHYT còn gặp nhiều  khó khăn. 

Hiện nay, tỉnh còn trên 11% dân số chưa có BHYT. BHYT là tấm thẻ "vàng” đối với sức khỏe của mỗi người. Bởi vậy, mỗi người cần hiểu đúng về quyền lợi, tầm quan trọng, ý nghĩa của BHYT khi không may ốm đau, bệnh tật, tai nạn phải nằm viện điều trị. Từ đó, tích cực tham gia BHYT, sử dụng hiệu quả thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và chia sẻ với cộng đồng.



Linh Nhật

Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Bản làng hòa nhập lưới an sinh

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là bà con vùng cao, người dân tộc thiểu số (DTTS), Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy người dân hòa nhập vào lưới an sinh. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng những cán bộ chuyên môn huyện vùng cao Đà Bắc hàng ngày quyết tâm vượt khó, nỗ lực học tiếng dân tộc, phong tục tập quán để phục vụ đồng bào các DTTS tham gia bảo hiểm.

Hội nghị triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2024

Ngày 17/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024. Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có lãnh đạo BHXH tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh...

Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 10/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm y tế

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, thời gian qua, tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn còn tồn tại, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả sẽ gây giảm nguồn quỹ dành cho việc khám, chữa bệnh (KCB) đối với những trường hợp thật sự gặp rủi ro do bệnh tật. Hành vi này xuất phát từ 3 phía: Người tham gia BHYT, cơ sở y tế và chính cán bộ, nhân viên giám định. Hệ thống giám định BHXH Việt Nam đã phát hiện nhiều hình thức trục lợi BHYT như: mượn thẻ đi KCB, khám bệnh tới hơn 100 lần trong 1 năm; mượn thông tin của bác sỹ để chỉ định kéo dài ngày nằm viện.

Tăng cường đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm

Thời gian qua, song song với việc tăng cường truyền thông, phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH tỉnh còn thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, đôn đốc thu nợ đối với những đơn vị chậm đóng bảo hiểm.

Đảm bảo người tham gia bảo hiểm thụ hưởng đầy đủ chế độ

Thời gian qua, bên cạnh việc tuyên truyền, mở rộng số lượng người tham gia bảo hiểm, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục