(HBĐT) - Theo Đề án số 06 của Chính phủ, ngành Y tế Hòa Bình được giao 4 nhiệm vụ và đặt mục tiêu 100% cơ sở khám chữa bệnh (KCB) sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip để làm thủ tục KCB thay thẻ BHYT trong thời gian ngắn nhất. Với việc sử dụng CCCD gắn chip thay thế thẻ BHYT bằng giấy mà ngành Y tế đã triển khai thời gian qua, các cơ sở KCB và người bệnh cùng kỳ vọng sẽ mở đầu cho lộ trình thay thế dần các thủ tục giấy tờ cá nhân gây tốn kém thời gian và tiền bạc...


Người dân đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân tại Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn.

Hiện nay, trong tỉnh có 232 cơ sở KCB triển khai thực hiện tra cứu CCCD gắn chip thay thẻ BHYT để đi KCB. Tính đến ngày 15/5/2023, có 161.765 lượt tra cứu; số lượt tra cứu thành công 99.601 lượt, điều này mang lại nhiều tiện ích cho người dân, đồng thời chấm dứt được tình trạng người bệnh sử dụng thẻ BHYT của người khác để đăng ký KCB hoặc gian lận, trục lợi quỹ BHYT.

Mỗi ngày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận trên 100 lượt bệnh nhân đến KCB BHYT nội trú và trên 200 bệnh nhân khám BHYT ngoại trú, chiếm 15%, chi phí chiếm trên 40% tổng chi KCB trên toàn tỉnh. Hiện, bệnh viện đã trang bị trên 10 đầu đọc CCCD gắn chip nhằm phục vụ công tác tiếp nhận khoảng 8.257 lượt KCB BHYT bằng CCCD gắn chip, tra cứu thành công là 5.723 lượt (đạt 69,3%). Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân KCB BHYT bằng thẻ CCCD gắn chip, tỷ lệ quét CCCD, so khớp thông tin với hệ thống BHYT đạt tỷ lệ cao hơn khi mới triển khai (thời gian đầu chỉ đạt trên 30%). Số liệu này cho thấy, nếu cơ sở dữ liệu dân cư của người dân, bệnh nhân được xác định đầy đủ, chính xác và đồng bộ thì tỷ lệ quét và khớp thông tin càng cao.

Tương tự, Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn cũng là đơn vị đã triển khai KCB bằng CCCD gắn chíp với 11.268 lượt tra cứu, số lượt thành công 8.202 lượt, đạt tỷ lệ cao nhất trên địa bàn tỉnh. Hiện, trung tâm này đã được cấp 5 đầu đọc thẻ CCCD gắn chip, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở KCB và người dân, nhân viên tiếp nhận không cần khai thác thêm thông tin của người bệnh, rút ngắn được thời gian đăng ký cũng như thời gian chờ đợi của người bệnh. 

Tính đến nay, toàn bộ cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh đã triển khai KCB bằng CCCD gắn chip, thực hiện mua sắm đầy đủ đầu đọc CCCD. Toàn tỉnh có 60 đầu đọc CCCD, với 161.765 lượt KCB bằng CCCD gắn chip. Có 13 cơ sở công lập tuyến tỉnh và tuyến huyện trang bị đầu đọc CCCD gắn chip. Đối với bệnh viện, phòng khám tư nhân, đã có 10 cơ sở đầu tư, trang bị đầu đọc. Theo thống kê của BHXH tỉnh, đã có 561.920 số CCCD đồng bộ dữ liệu thẻ BHYT đã được tích hợp; 100% cơ sở KCB BHYT từ tuyến huyện trở lên thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chip với 99.601 lượt thẻ tra cứu thành công, đạt tỷ lệ 61,5%.

Tuy nhiên, hiện nay tại tỉnh còn một số trạm y tế xã chưa có thiết bị đọc được mã trên thẻ CCCD; hệ thống phần mềm chưa hoàn thiện nên cập nhật dữ liệu còn chậm; có thiết bị đọc được mã vạch nhưng chưa biết cách thực hiện và kết nối với cổng giám định để tra các thông tin thẻ bằng mã vạch; mã QR trên CCCD quá nhỏ, thiết bị không quét được hoặc khó quét để đọc thông tin... Vì vậy thời gian tới, BHXH tỉnh Hòa Bình phối hợp với ngành Y tế quan tâm phê duyệt dự toán, kinh phí mua sắm đầu đọc; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sử dụng CCCD để KCB BHYT; phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn hướng dẫn, xử lý vướng mắc về phần mềm tiếp nhận xử lý dữ liệu KCB khi dùng thẻ CCCD gắn chip, đảm bảo thuận tiện nhất cho người dân tham gia KCB BHYT.   

Đức Thắng
(BHXH tỉnh Hòa Bình)


Các tin khác


Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm y tế

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, thời gian qua, tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn còn tồn tại, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả sẽ gây giảm nguồn quỹ dành cho việc khám, chữa bệnh (KCB) đối với những trường hợp thật sự gặp rủi ro do bệnh tật. Hành vi này xuất phát từ 3 phía: Người tham gia BHYT, cơ sở y tế và chính cán bộ, nhân viên giám định. Hệ thống giám định BHXH Việt Nam đã phát hiện nhiều hình thức trục lợi BHYT như: mượn thẻ đi KCB, khám bệnh tới hơn 100 lần trong 1 năm; mượn thông tin của bác sỹ để chỉ định kéo dài ngày nằm viện.

Tăng cường đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm

Thời gian qua, song song với việc tăng cường truyền thông, phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH tỉnh còn thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, đôn đốc thu nợ đối với những đơn vị chậm đóng bảo hiểm.

Đảm bảo người tham gia bảo hiểm thụ hưởng đầy đủ chế độ

Thời gian qua, bên cạnh việc tuyên truyền, mở rộng số lượng người tham gia bảo hiểm, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

“Điểm tựa” cho người nghèo

Nhờ chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) của Nhà nước và địa phương, nhiều người thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh có điều kiện được tiếp cận các dịch vụ y tế, giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình khi không may ốm đau, bệnh tật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ đầu năm đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh luôn chủ động, bám sát các giải pháp chỉ đạo, điều hành của BHXH Việt Nam, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể, các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai công tác tuyên truyền có hiệu quả, giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng để tích cực tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT)…

Truyền thông - “chìa khóa” đưa chính sách bảo hiểm đi vào cuộc sống

Xác định công tác thông tin, truyền thông đóng vai trò quan trọng, được xem như "chìa khóa” đưa chính sách bảo hiểm đi vào cuộc sống, những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chính sách bảo hiểm. Từ đó nâng cao nhận thức của nhân dân về sự cần thiết, ý nghĩa, lợi ích, giá trị nhân văn, tính ưu việt của chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), thu hút đối tượng tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục