(HBĐT) - Với quyết tâm thoát nghèo, chị Bùi Thị Huệ (SN 1985) ở xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã mạnh dạn đi đầu trong việc phát triển nghề mây tre đan xuất khẩu. Công việc của chị không chỉ duy trì trong gia đình mà còn mở rộng quy mô trở thành tổ hợp sản xuất, tạo việc làm và mang lại thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương.


Chị Bùi Thị Huệ (ngoài cùng bên trái) cùng các chị em trong tổ hợp sản xuất làm mây tre đan xuất khẩu để cải thiện nguồn thu nhập.

 

Xã Văn Nghĩa là vùng quê nghèo, thu nhập của người dân trước đây phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Nhiều người trong độ tuổi lao động lựa chọn đi làm ăn xa để tự lập, có thu nhập trang trải cuộc sống. Chung hoàn cảnh đó, chị Huệ cùng một số chị em rủ nhau đi làm ở công ty ngoại tỉnh.Còn chồng chị theo bạn bè lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) làm nghề bốc vác.

Chị Huệ tâm sự: Khoảng thời gian ly hương kiếm kế sinh nhai quả thực rất khổ, đồng tiền làm ra đã khó, vợ chồng mỗi nơi, con cái phải nhờ đằng nội trông nom. Bản thân tôi lại mồ côi mẹ từ nhỏ, bố đẻ thuộc diện bảo trợ xã hội nên kinh tế phải tự lực cánh sinh. 

 

Năm 2018 là thời điểm các con của chị Huệ đã lớn hơn, cần sự chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ. Chị Huệ bàn với chồng cùng trở về tìm công việc phù hợp, gần nhà để có điều kiện lo cho con cái. Trước mắt, chị tính học nghề mây tre đan ở làng nghề ngoài Hà Nội. Sau một thời gian ngắn khi đã thạo việc, chị nhận nguyên liệu về làm tại nhà để tiện việc hơn. Chị Huệ cho biết: Hồi đầu mất khoảng 2 năm vất vả, loay hoay do sản phẩm làm ra qua khâu trung gian, tiền công bị đọng. Dần dà, tôi tìm được nhà đầu tư tốt và doanh nghiệp lớn để nhập hàng trực tiếp nên các khó khăn được giải quyết ổn thỏa.

Cũng từ đây, doanh nghiệp đòi hỏi số lượng đơn hàng ngày càng nhiều, chị Huệ rủ thêm các chị em trong xóm cùng làm. Nghề mây tre đan xuất khẩu được mở rộng quy mô từ đó. 

Để có thành phẩm mây tre đan đạt yêu cầu chất lượng, công việc của người lao động đòi hỏi phải tỉ mỉ, khéo léo, phù hợp với phụ nữ ở nông thôn. Chị em có thể nhận nguyên liệu mang về nhà làm, tranh thủ được mọi thời gian nhàn rỗi. Với sự đào tạo, hướng dẫn của chị Huệ, nhiều chị em cùng xóm như: Bùi Thị Luyện, Bùi Thị Thảnh, Bùi Thị Ngà, Bùi Thị Điệp, Bùi Hồng Nhung... trở thành lao động lành nghề, đảm bảo bình quân thu nhập đạt 150-200 nghìn đồng/ngày công.Đơn hàng đang được tổ hợp khai thác là giỏ đựng bánh kẹo, khay bưng bê đồ ăn, khay để đồ… Chị em đảm nhận phần thô sản phẩm mang đến chỗ chị Huệ để lấy tiền công, không cần bỏ vốn.

 

Hiện nay, chị Huệ là đầu mối đứng ra nhận nguyên liệu về cho lao động và thu sản phẩm, trả đơn hàng cho doanh nghiệp ở Hà Nội. Từ ngày có nghề mây tre đan xuất khẩu, cuộc sống của nhiều gia đình trong xóm Ấm cải thiện đáng kể. Chị em có thu nhập đều đặn từ nghề. Hiện nay có gần 70 hộ trong xóm làm nghề mây tre đan. Ngoài ra, chị Huệ còn làm đầu mối thu mua cho một số hộ ở xã lân cận như Tuân Đạo, Quý Hòa.

Quá trình hơn 5 năm phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh tế gia đình chị Bùi Thị Huệ đạt được những thành công nhất định. Từ diện hộ cận nghèo, thu nhập bấp bênh, chị Huệ vươn lên hàng khá giả, con cái được học hành đến nơi đến chốn, nhà cửa khang trang. Không chỉ làm giàu cho mình, chị còn có công mang nghề về xóm Ấm, tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương. 


Bùi Minh

Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục