(HBĐT) - Lễ hội Mường Động được tổ chức 2 năm một lần vào ngày 7 “cây ” tháng hai (theo lịch Mường). Đây là lễ hội lớn nhất trong vùng 5 xã Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Thượng Tiến (Kim Bôi), mỗi lần tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người tham dự.

 

Qua lời kể của cụ Bùi Văn Ngậm, xóm Chiềng 4, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi), tên gọi của hội trước đây là hội chùa Động. Thời gian mới khôi phục lấy tên là lễ hội truyền thống Mường Động. Cứ 2 năm lễ hội được tổ chức một lần, năm chẵn được tổ chức lớn hơn tại đình, năm lẻ tổ chức tại chùa. Phần lễ sắm bày biện ở 2 ban là ban thượng và ban hạ, thầy cúng làm lễ là người có uy tín, tiếng nói với dân, được nhân dân chỉ định. Về sắm phần lễ trước đây được phân công cho xóm Cặm Cõ, xã Đông Bắc lo làm đu, ậu tạo cốc lo bàn nhắm, ông Từ lo phần cúng ở đình chùa, các ậu trong Mường mang đồ lễ về cúng. Năm nào tổ chức ở đình cúng tại đình, tổ chức ở chùa cúng ở chùa.

Trong lễ hội, phần lễ mang đầy tính tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng như tổ chức rước kiệu đón phật từ chùa Động về đình (chùa Động thờ phật vua Dịt Dàng) do 4 chàng trai khoẻ mạnh, đội mũ, mặc áo hai cánh khiêng kiệu cùng cờ cái, cờ quân, sáo, nhị. Nhà lang, ậu mõ và nhân dân cùng đi về đình làm lễ. Phần hội được tổ chức tại sân chùa hay đồng chùa, có năm tổ chức tại sân đình. Hội diễn ra một ngày gồm có chơi đu, ném còn, rước kiệu, thi bắn nỏ, bắn súng, đua ngựa, hát ví, thường rang, bộ mẹng.

 

ông Bùi Minh Lợi, cán bộ văn hoá xã Vĩnh Đồng cho biết: Trước đây do chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, lễ hội Mường Động từng bị lãng quên trong một thời gian dài. Đời sống nhân dân được nâng lên, theo đó, nhu cầu về văn hoá, tinh thần, việc giao lưu giữa các nền văn hoá ngày càng đông. Lễ hội Mường Động được khôi phục đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân các xã trong vùng. Vào năm 1995, lễ hội được tổ chức lại nhưng mang tính tự phát, chủ yếu diễn ra các hoạt động văn nghệ, thi đấu thể thao bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co... Một số nét văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc Mường chưa có điều kiện khôi phục. Dẫu vậy, mỗi lần lễ hội tổ chức đã thu hút khách thập phương 4 vùng mường lớn và nhiều nơi khác cùng đến dự.

 

Đồng chí Bùi Văn Hùng,  Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Vĩnh Đồng cho biết: Đình Mường Động xây khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII tại Mường Chiềng (nay là xóm Chiềng 4) hướng đình về phía đông. Đây là đình duy nhất có trong vùng và đã được vua sắc phong. Theo Tiến sĩ Hoàng Lương, giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội,  đình Mường Động thờ ba vị thần chính là vua cha (vua Hùng), vua bà (vợ vua Hùng), vua con (con trai vua Hùng) và thờ thành hoàng làng là ông Đinh Công Trinh. Còn trước kia theo truyền thuyết thờ hai anh em thời đánh đuổi giặc ân đã có công khai sinh lập Mường, khu Chiềng Động, Sống, Chanh. Chùa Động trước được xây trên một ngọn đồi (nay là đồi Chùa cũ) sau được chuyển xuống địa điểm cánh đồng, chùa thờ Phật theo tín ngưỡng  của dân tộc Việt. Đình và chùa Động bị tàn phá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Chùa Động ngày nay chỉ là gò đất bỏ hoang. Đình xây dựng là trụ sở làm việc của xã, bên trong phòng truyền thống được chia làm 2 ngăn, một bên trưng bày hiện vật phòng truyền thống, một bên vẫn thờ theo phong tục địa phương.

Càng về sau, lễ hội Mường Động càng được tổ chức quy mô lớn hơn, hội năm sau lớn hơn năm trước. Nghe tiếng hội xuân, hàng nghìn lượt người về dự hội khiến cho hội xuân  Mường Động thêm nhộn nhịp, đông vui. Với người dân 5 xã vùng Mường Động sau lễ hội luôn tin rằng Ba đức nhà vua, các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà, được mùa, được màng nên không ai bảo ai nô nức ra đồng vui cày, cấy, phấn đấu xong trước tháng 2 dương lịch và đón chờ vụ mùa bội thu.

 

                                                                                          Bùi Minh

 

 

 

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục