(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Trong 5 năm (2015 - 2020), kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá (bình quân hàng năm đạt 7,59%). Tỉnh từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển. Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt gần 52 nghìn tỷ đồng, gấp 1,56 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đến hết năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 45,58% (công nghiệp 38,89%), dịch vụ chiếm 29,32%, nông - lâm nghiệp, thủy sản 19,98%, thuế sản phẩm 5,12%. Thu ngân sách Nhà nước bình quân tăng 15,2%/năm. Độ che phủ rừng duy trì ở mức ổn định 51,5%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 8,6%. Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 28,69%. Nhiều công trình lớn, quan trọng (cầu, đường, khu đô thị…) đã, đang được hoàn thành đem lại diện mạo mới cho thành phố trung tâm tỉnh lỵ và cho tỉnh nhà.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục đạt những thành tựu đáng kể. Sự nghiệp GD&ĐT, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có bước chuyển thực sự. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện không ngừng. Bản sắc văn hóa dân tộc được coi trọng, giữ gìn và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng.

Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Nổi bật là chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp chung tay góp sức thực hiện. Năm 2018, TP Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Huyện Lương Sơn (năm 2019) và huyện Lạc Thủy (năm 2020) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 58/131 xã đạt 19 tiêu chí NTM, trong đó có 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Toàn tỉnh có 46 khu dân cư kiểu mẫu, 151 vườn mẫu; 70 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh hạng 3 - 4 sao.

Năm 2021, mặc dù trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, song tỉnh vẫn chủ động, sáng tạo để đạt được các kết quả tốt ở nhiều lĩnh vực. Tỉnh cùng cả nước nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển KT-XH, thực hiện "mục tiêu kép” đạt được nhiều kết quả khả quan. Các phong trào thi đua thiết thực chào mừng Kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh (1886 - 2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021) đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả. Từ đầu năm đến tháng 10/2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,91%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,15% (công nghiệp tăng 13,17%); dịch vụ tăng 5,06%; thuế sản phẩm tăng 10,8%. Cùng với đó văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo; QP-AN luôn ổn định, giữ vững.

Tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. Chú trọng rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Chủ động triển khai việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy trước khi có Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, đã giảm 59 xã và 1 huyện (bằng 28% tổng số xã, phường, thị trấn), đạt tỷ lệ giảm cao nhất so với các địa phương.

30 năm sau thời kỳ tái lập tỉnh (1991 - 2021), tỉnh đã tạo được những dấu ấn quan trọng trong phát triển. Với đà này, tỉnh có đủ khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2021, tạo động lực để phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ, đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước. Khó khăn, thách thức phía trước còn nhiều, nhưng Hòa Bình đang cùng cả nước nắm bắt những cơ hội, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu cho mục tiêu cao cả: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

VT (TH)


Các tin khác


Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Đảng bộ tỉnh - những bước phát triển từ khi tái lập tỉnh đến nay Ngày 1/10/1991, tỉnh Hoà Bình chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Đây là giai đoạn tỉnh Hoà Bình tái lập, đẩy mạnh phát triển KT-XH, từng bước ổn định, nâng cao đời sống Nhân dân.

Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1976 – 1991

Sau khi miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa V, kỳ họp thứ 2 đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình.

Đôi nét về nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh ta

(HBĐT) - Kiến trúc nhà cửa của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn chiếm được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, sưu tầm cũng như du khách gần xa. Mỗi dân tộc có nét riêng, tạo nên sự độc đáo, phong phú cho các làng bản, cộng đồng.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử: Đảng bộ và Nhân dân tỉnh đóng góp cho kháng chiến chống Mỹ

(HBĐT) - Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ dùng máy bay đánh phá các địa phương ven biển miền Bắc nước ta. Từ tháng 2/1965, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại ở Hòa Bình, ngày 3/5/1965, Mỹ ném bom quốc lộ 12A thuộc địa phận huyện Yên Thủy. Tính đến cuối năm 1965, chúng huy động 1.031 tốp máy bay ném bom, bắn phá 65 địa điểm trong tỉnh.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cùng với miền Bắc, tỉnh Hòa Bình được giải phóng và bước vào thời kỳ cách mạng mới.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ban Cán sự Đảng tỉnh phân công các đảng viên, cán bộ về các huyện bám sát cơ sở, khẩn trương thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền, mặt trận Việt Minh các cấp; đẩy mạnh tăng gia sản xuất chống đói; phát động phong trào bình dân học vụ; đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ; đối phó với các hoạt động phá hoại của bọn phản động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục