Sau khi miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa V, kỳ họp thứ 2 đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình.

Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho việc hợp nhất tỉnh, ngày 1/4/1976, tỉnh Hà Sơn Bình chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Năm 1976, tổng sản phẩm xã hội đạt 867,76 triệu đồng, tăng 9,4% so với năm trước; thu nhập quốc dân 509,32 triệu đồng, tăng 10,4% so với năm 1975, bình quân đầu người 258 đồng/năm. Toàn tỉnh rút khỏi lĩnh vực nông nghiệp 4,2 vạn lao động, trong đó cung cấp cho nhu cầu T.Ư 2,4 vạn lao động, cho địa phương 1,8 vạn lao động. Số lao động nông nghiệp năm 1975 chiếm 79%, năm 1976 rút xuống còn 74%. Lao động công nghiệp từ 8,4% tăng lên 11,29%, lao động xây dựng cơ bản tăng từ 3,97% lên 5,35%...

Điều đó đã "chứng tỏ nền kinh tế tỉnh bước đầu có bước chuyển biến mới trong việc phân bố lại lực lượng lao động theo hướng giảm bớt lao động trong nông nghiệp để bổ sung cho ngành nghề khác, trước hết là công nghiệp và xây dựng cơ bản”.

Giai đoạn 10 năm (1976 - 1985), kinh tế Hà Sơn Bình có bước chuyển biến mới theo hướng tự lực, tự cường đi lên, ổn định dần từng mặt. Quan hệ sản xuất được củng cố thêm một bước. Đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh vẫn giữ được ổn định, có phần cải thiện, cơ sở vật chất được tăng cường, nhất là về thủy lợi. Dù còn nhiều khó khăn, song tỉnh Hà Sơn Bình đã chi viện sức người, sức của đến mức cao nhất cho công trình thủy điện Hòa Bình, cho tuyến đầu biên giới, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ địch, giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) là mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển trong nhận thức của Đảng ta. Đại hội đã xác định đường lối mới xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ; đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của chặng đường đầu tiên của cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là: "Ổn định tình hình KT-XH, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo”.

Đường lối đổi mới của Đảng được Nhân dân các dân tộc tỉnh hưởng ứng tích cực, đi vào cuộc sống, đạt được thành tích bước đầu rất quan trọng ngay từ năm đầu (1986). Sản xuất nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nên có bước phát triển toàn diện. Tổng sản lượng lương thực (quy thóc) đạt 48,4 vạn tấn, là năm có sản lượng cao nhất từ trước đến nay.

Đời sống Nhân dân đã được cải thiện rõ rệt; cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh được cung cấp lương thực ổn định hơn. Sản xuất công nghiệp, chăn nuôi, giao thông vận tải, văn hóa - xã hội đã dần ổn định và có bước phát triển. Đồng thời ở giai đoạn này, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã nỗ lực vượt lên khó khăn, thiếu thốn, tập trung sức người, sức của, đóng góp, hy sinh to lớn để hoàn thành nhiệm vụ T.Ư giao, phục vụ có hiệu quả, đáp ứng thời gian, điều kiện cho việc thi công Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà.

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991), quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Có thể nói, 15 năm sáp nhập tỉnh, Nhân dân các dân tộc Hòa Bình và Hà Tây dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Sơn Bình đã đoàn kết, chung sức, chung lòng, vượt qua những gian nan, thử thách để xây dựng cuộc sống mới, phát triển KT-XH. 15 năm (1976 - 1991), Đảng bộ Hà Sơn Bình và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của tỉnh Hà Sơn Bình. Đó là những tiền đề, điều kiện quan trọng để tỉnh Hòa Bình phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình.

(Còn nữa)

L.C (TH)


Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục