(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.


Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng quà của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn). Ảnh: T.L

Nhân dân trong tỉnh đã sớm giác ngộ và tham gia các phong trào cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngày 1/12/1930, tổ Đảng Hoàng Đồng (thuộc chi bộ Thanh Khê - Trung Trữ) được thành lập gồm 5 đảng viên, đây là tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập trên đất Hòa Bình. Những năm 1930 - 1939, mầm cách mạng còn được hình thành tại Phương Lâm - thị xã Hoà Bình, phố Vãng, thị trấn Vụ Bản… Tháng 3/1943, chi bộ nhà tù Hòa Bình được thành lập do đồng chí Lê Đức Thọ làm Bí thư chi bộ, các hoạt động tuyên truyền giác ngộ, gây dựng cơ sở cách mạng được đẩy mạnh tại địa bàn thị xã Hoà Bình. Từ năm 1939 - 1945, T.Ư Đảng, Xứ uỷ Bắc kỳ chỉ đạo Tỉnh ủy Ninh Bình, Hà Đông… phân công cán bộ, đảng viên lên tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng. Đây là thời kỳ phong trào cách mạng bén rễ sâu chắc và toả rộng trong Nhân dân các dân tộc tỉnh ta, từ đồng bào Kinh, Mường đến đồng bào Dao, Thái..., từ thị xã, thị trấn đến nông thôn, vùng cao, vùng sâu. 

Cuối tháng 1/1945, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt T.Ư Đảng quyết định thành lập Ban cán sự Đảng (BCSĐ) tỉnh, đánh dấu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh; sự trưởng thành, phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Hòa Bình, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng Hòa Bình tiến lên một bước mới mạnh mẽ hơn, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

Sau khi thành lập, BCSĐ tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng 4 khu căn cứ cách mạng (Hiền Lương - Tu Lý, Mường Diềm, Cao Phong - Thạch Yên, Mường Khói), chú ý đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho một số quần chúng cốt cán của các tổ chức đoàn thể cứu quốc trong tỉnh… 

Đầu tháng 5/1945, BCSĐ tỉnh quyết định thành lập chi bộ cơ sở đầu tiên của tỉnh - chi bộ Đảng Phương Lâm (nay thuộc TP Hoà Bình). Từ đây, Đảng bộ và Nhân dân cùng đồng lòng đứng lên lật đổ chính quyền cai trị, giành chính quyền về tay Nhân dân, làm nên một kỳ tích lịch sử, khẳng định sự vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào hoàn cảnh thực tiễn của Hoà Bình, một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc, có chế độ phong kiến lang đạo hà khắc. Kể từ đó, Đảng bộ tỉnh đã có có sự trưởng thành vượt bậc lãnh đạo quân và dân góp phần hoàn thành nhiệm vụ trong 2 cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.

Đến nay, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 512 tổ chức cơ sở Đảng, trên 67.505 đảng viên. Đảng bộ tỉnh không ngừng hoàn thiện, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo các nhiệm vụ chính trị, chăm lo tốt hơn đời sống Nhân dân. Các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế tạo chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển KT-XH. Tỉnh đang hòa cùng dòng chảy đổi mới của đất nước. Các nguồn lực được huy động, sử dụng hiệu quả, phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế, diện mạo đô thị, nông thôn, đời sống người dân biến đổi sâu sắc. Hạ tầng giao thông, các công trình phúc lợi được đầu tư, người dân được hỗ trợ tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, BHYT, giáo dục. Xây dựng nông thôn mới nằm trong tốp đầu khu vực. Thu nhập của người dân cao hơn mức bình quân khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Hòa Bình là tỉnh đi đầu trong thực hiện chủ trương, nghị quyết của T.Ư về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã bảo đảm tiến độ, gắn với chuẩn bị nguồn nhân sự cho cấp ủy đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chăm lo. 

Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình hành động cụ thể thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII, phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo phương châm phát triển xanh, xanh hơn nữa, chăm lo tốt hơn đời sống người dân, để mỗi người dân thụ hưởng thành quả của đổi mới. 
 
L.C

Các tin khác


Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử: Những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh

 (HBĐT) - Tổng kết quả quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh rút ra một số bài học kinh nghiệm là:

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Đảng bộ tỉnh - những bước phát triển từ khi tái lập tỉnh đến nay Ngày 1/10/1991, tỉnh Hoà Bình chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Đây là giai đoạn tỉnh Hoà Bình tái lập, đẩy mạnh phát triển KT-XH, từng bước ổn định, nâng cao đời sống Nhân dân.

Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1976 – 1991

Sau khi miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa V, kỳ họp thứ 2 đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình.

Đôi nét về nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh ta

(HBĐT) - Kiến trúc nhà cửa của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn chiếm được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, sưu tầm cũng như du khách gần xa. Mỗi dân tộc có nét riêng, tạo nên sự độc đáo, phong phú cho các làng bản, cộng đồng.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử: Đảng bộ và Nhân dân tỉnh đóng góp cho kháng chiến chống Mỹ

(HBĐT) - Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ dùng máy bay đánh phá các địa phương ven biển miền Bắc nước ta. Từ tháng 2/1965, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại ở Hòa Bình, ngày 3/5/1965, Mỹ ném bom quốc lộ 12A thuộc địa phận huyện Yên Thủy. Tính đến cuối năm 1965, chúng huy động 1.031 tốp máy bay ném bom, bắn phá 65 địa điểm trong tỉnh.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cùng với miền Bắc, tỉnh Hòa Bình được giải phóng và bước vào thời kỳ cách mạng mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục