Bà Bùi Thị Diệu, xóm Chiềng 2 - xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) - một trong những phụ nữ dân tộc Mường còn lưu giữ hàm răng đen được nhuộm từ xưa.

Bà Bùi Thị Diệu, xóm Chiềng 2 - xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) - một trong những phụ nữ dân tộc Mường còn lưu giữ hàm răng đen được nhuộm từ xưa.

(HBĐT) - Nhuộm răng là truyền thống đẹp của người Việt cổ, nhưng đến nay, chuẩn mực cái đẹp đã thay đổi nên còn ít người giữ được tục nhuộm răng. Đất Hòa Bình là cái nôi của người Việt cổ, vì thế, người Mường cũng có tục nhuộm răng đen độc đáo và khác lạ so với người Kinh, người Thái. Nét đẹp văn hóa này đến nay vẫn được lưu giữ ở rất nhiều vùng, nhiều thôn, bản trên đất Hòa Bình.

 

Đến trung tâm Mường Động, vừa đi đường, vừa ghé qua nhiều gia đình để gặp gỡ và tìm hiểu, sự cởi mở của mọi người làm tăng thêm phần kỳ thú của câu chuyện về truyền thống đẹp ít được lưu giữ trong sách, báo. Chung một lời kể, chung một tâm trạng, các mế đã qua tuổi 70 vừa từ tốn nhai trầu, vừa kể rành rọt từng chi tiết, công đoạn trong quá trình nhuộm răng của người Mường Hòa Bình.

 

Quy trình nhuộm răng của người Mường cũng có nhiều nét tương đồng với người Kinh nhưng chất liệu để nhuộm răng khác hẳn. Người Kinh dùng bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh hay hạnh, phèn đen, nhựa của gáo dừa, còn người Mường chỉ dùng quả mè và quả sống- vốn là hai loại quả phổ biến trên rừng, được trồng cả trong vườn. Để nhuộm răng được đen và đều, người Mường dùng quả sống (một loại quả rừng lá xanh biếc to bằng bàn tay, quả to như quả xổ và có vị chua) thái ra phơi khô, nấu lên ngậm nước để làm sạch, tê và mềm răng. Nước ngậm của quả sống có vị chua nên phải ngậm liên tục, hết vị chua lại nhổ đi, ngậm tiếp nước mới, cứ ngậm như vậy từ 4- 5 tiếng để cho lớp men ngoài răng mềm, ngấm màu đen của thuốc nhuộm dễ hơn. Cầu kỳ như vậy nhưng có lẽ khó khăn nhất trong quá trình nhuộm răng phải kể đến thời gian dán quả mè lên răng. Qủa mè được dùng để nhuộm răng phải là mè non để có độ chát và “dính răng”. Mè non được đồ lên, đổ ra tách lấy vỏ ngoài và giã nhỏ, phần mè vừa giã được đem lên dán vào các dụng cụ lao động bằng sắt đã được rửa sạch như cuốc, xẻng, dao với mục đích tạo phản ứng, độ đen cho thuốc nhuộm. Các mảng mè sau khi dán lên cuốc xẻng đã khô lại được mang ngâm nước cho mềm rồi gói vào lá chuối tiêu, mỗi lá bằng ngón tay và được đem nướng lên. Theo lời kể của các mế, mè phải được gói vào lá chuối tiêu, vì lá chuối tiêu có vị khé, chát, hợp với mè. Quy trình “chế biến” mè không chỉ dừng lại ở đó mà sau khi được bọc lá chuối nướng xong, mè được bỏ ra giã lại một lần nữa rồi mới chính thức dính lên răng.

 

Tay cuộn cuộn lá trầu, mế Diệu ở xóm Chiềng 2, xã Vĩnh Đồng(Kim Bôi) chia sẻ: ngày xưa ai cũng nhuộm răng, tuổi bắt đầu nhuộm răng là từ thiếu nữ tầm 16-18, cứ tối đến là cả trai gái, cả già trẻ, từng tốp một 5, 6 người quây quần bên bếp lửa cùng nhau nhuộm răng, nhiều đôi yêu nhau còn nhuộm răng cho nhau. Nhuộm răng xưa như một nét đẹp, chuẩn mực, răng càng đen càng đẹp, đen nhánh, đều màu càng khéo, nhuộm răng vất vả lắm nhưng ai cũng hồ hởi…  Cười lớn, các mế như tán đồng rồi lại vui vẻ đưa tôi trở lại với câu chuyện đầy thú vị. Nhuộm răng không chỉ vất vả lúc ngậm quả sống khi phải “thưởng thức” đủ vị chua, vị chát và tê buốt, khó chịu nhức nhối mà khó khăn nhất vẫn là khi ngậm mè. Theo kinh nghiệm, người Mường khi nhuộm răng chỉ ngậm mè vào buổi tối- trời thật tối hẳn và ngậm 5-6 miếng mè vừa bằng ngón tay thức suốt đêm khuya đến tận sáng mai khi hửng trời và bắt đầu một ngày lao động mới thì mọi người bỏ mè ra. Quy trình dán mè như vậy được tiến hành trong 3 đêm liên tục để răng nhuộm được đen và bền màu. Các mế kể rằng để cho răng đẹp phải thường xuyên ăn trầu để giữ màu, nếu muốn răng đen nhánh dùng nhựa ở thân cây sim phơi khô bôi vào răng. Nhuộm răng không chỉ là một truyền thống văn hóa mà còn giúp cho răng chắc, khỏe và thể hiện cái duyên của người Mường, đặc biệt là phụ nữ Mường. Phụ nữ Mường xưa mặc trang phục dân tộc, đầu quấn khăn trắng và ánh cười đen khỏe mạnh được coi như chuẩn mực của cái đẹp, của sự khỏe mạnh, đảm đang và khéo léo.

 

Về đất Hòa Bình ngày nay, không chỉ riêng Mường Động mà đa số các địa danh cư trú của người Mường như: Mường Vang, Mường Thàng, Mường Bi, hay đến cả ở thành phố Hòa Bình như Dân Chủ,ũóm Dè, xóm Gai… vẫn còn nhiều người Mường nhuộm răng, họ là phụ nữ và đều ở tuổi bác, tuổi bà hay cụ, kị. Nói đến nhuộm răng ai cũng tự hào, họ chính là nhân chứng sống cho một thời kỳ, là những người gìn gìn cái đẹp, gìn giữ văn hóa cho đời sau.

 

                                                                                       Lê Thùy

                                                                                    (Sở TT-TT)

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục