Ông thầy mo làm lễ lúc 4 giờ sáng mời 3 ông Cun, ông Khôồng Mát xuống ăn sáng.

Ông thầy mo làm lễ lúc 4 giờ sáng mời 3 ông Cun, ông Khôồng Mát xuống ăn sáng.

(HBĐT) - Trong không gian mùa xuân, chúng tôi cùng được ngợp trong “ Không gian văn hóa Mường” đặc sắc của họa sỹ Vũ Đức Hiếu - người sưu tầm, gom nhặt, ghi chép và cất giữ những gì thuộc về văn hoá Mường để phần nào tái hiện được đầy đủ các mặt trong đời sống sinh hoạt, kinh tế, tinh thần của người Mường. Ở đây, chúng tôi đã được cảm nhận một buổi lễ thật ý nghĩa với mùa xuân – lễ mát nhà!

 

Để thực hiện lễ mát nhà theo đúng nghi lễ truyền thống của nhà lang trước đây, gia chủ phải chuẩn bị đồ lễ phục vụ cho lễ cúng khá chi tiết, cầu kỳ. Lễ cúng phải có 100 mâm cỗ với đủ các món: rượu, xôi, thịt lợn, gà, chó, rau, quả đu đủ, hoa dâm bụt, trầu cau…Mâm lót lá chuối và được đặt ở các vị trí theo sự hướng dẫn của thầy mo. Lễ cúng thường được thực hiện từ 4 h sáng đến 20 h tối của một ngày đẹp được thầy mo chọn trước với hàng chục người phục vụ, bày biện đồ lễ … Thầy Mo Đinh Công Hẩy, nhân vật chính điều hành buổi lễ hôm nay được gia chủ mời về từ vùng đất cổ - Mường Bi. 

    

                  Hàng chục người có mặt để phục vụ buổi lễ

 

  

    

                  Lễ thực hiện với quy mô hàng trăm mâm cỗ

 

  

    

    Thày mo cầm dao, làm phép đuổi tà ma, xui xẻo quanh khu vực bếp và đuổi ra cửa…phần nghi thức này kết thúc phần lễ.

 

Hơn ai hết hiểu về ý nghĩa và cung cách thực hiện lễ mát nhà, thầy mo Đinh Công Hẩy cho biết: Bắt đầu từ 4 h sáng, ông làm lễ mời 3 ông cun, ông khôồng mát xuống ăn sáng. Bữa sáng có trứng gà luộc, xôi trắng. Sau khi ăn sáng xong và chứng kiến các phần lễ được gia đình chuẩn bị, ba ông sẽ lên thiên đình mời các vị thần linh xuống để làm phép “mát nhà” và dự tiệc.

 

Đây là nghi lễ ý nghĩa và hiện vẫn rất hữu dụng trong đời sống sinh hoạt thường nhật của đa số người Mường Hòa Bình. Tuy nhiên, lễ mát nhà của nhà lang còn rất, bởi tổ chức theo quy mô này cần cầu kỳ, tốn kém, mất nhiều thời gian, công sức.

 

Với mong muốn cầu được mọi điều may mắn, tốt lành trong năm mới và một ý nghĩa to lớn là phục dựng lại một nghi lễ truyền thống của dân tộc Mường, họa sỹ Vũ Đức Hiếu đã cố gắng hết mình để thực hiện nguyên bản một nghi lễ dưới sự hướng dẫn của thầy mo và những kiến thức, hiểu biết anh thu thập được qua tài liệu nghiên cứu. Lễ thực hiện có sự chắt lọc những nét hay, nét ưu việt của truyền thống; hạn chế bớt những rườm rà, phức tạp.

 

Họa sỹ Vũ Đức Hiếu cho biết: Năm nào anh cũng tổ chức lễ mát nhà tại Không gian văn hóa Mường. Thực hiện phần lẽ này, ngoài mong muốn “làm mát” cho quần thể không gian văn hóa Mường; “mát” cho cuộc sống của bà con làm việc tại đây; tạo môi trường để nhiều người được tham gia, tìm hiểu sâu hơn về phong tục tập quán dân tộc và đặc biệt là mong muốn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

 

Qua buổi lễ và những chia sẻ của người tổ chức, thực hiện, những người được tham dự chương trình cảm thấy thật hứng thú và trân trọng một xã hội người Mường có tầm vóc văn hóa lớn.

 

Lời mời thầy mo đã đưa đông đủ các vị thần về làm lễ, làm phép, xua đuổi tà ma, xui xẻo, chứng kiến lòng thành của gia chủ và phù hộ cho gia chủ năm mới mọi điều may mắn, tốt lành, mát mẻ.

 

Buổi lễ đã được thực hiện thành công và thật ý nghĩa, vui vẻ, ấm áp bởi hôm nay còn trở thành buổi xum họp, đoàn tụ, sẻ chia, yêu thương, ấm áp của gia đình, hàng xóm, bạn bè…. 

 

 

 

                                                                                  Hồng Duyên

 

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục