Lê Lợi đi đánh giặc ở Mường Lễ qua thác Bờ hiểm trở được nhân dân giúp đỡ hết sức tận tình, nhất là hai bà người Mường và người Dao ở đây. Sau thắng lợi, nhà vua đã không quên công lao của dân, cho lập bia ghi chép sự việc và khi hai bà chết, vua đã truy phong công trạng, lập đền thờ. ( ảnh: đền bà Chúa thác Bờ)

Lê Lợi đi đánh giặc ở Mường Lễ qua thác Bờ hiểm trở được nhân dân giúp đỡ hết sức tận tình, nhất là hai bà người Mường và người Dao ở đây. Sau thắng lợi, nhà vua đã không quên công lao của dân, cho lập bia ghi chép sự việc và khi hai bà chết, vua đã truy phong công trạng, lập đền thờ. ( ảnh: đền bà Chúa thác Bờ)

Phần II: Truyền thuyết - Bộ sử thi của bản mường

(HBĐT)- Lọc từ bộ sử thi của người Mường và người Thái cũng có thể thấy được nhiều truyền thuyết của các dân tộc sống ở Hoà Bình. Người Mường, người Thái cũng như các dân tộc khác đều có những truyền thuyết gắn với các địa danh, những nhân vật, tín ngưỡng, phong tục... Vì gắn chặt với đời sống cũng như nơi cư trú của các dân tộc bản địa nên truyền thuyết thể hiện rất rõ tính bản địa. Nó bắt nguồn từ những hiện tượng, sự vật cụ thể, được con người sáng tạo ra phù hợp với lối tư duy, quan niệm của họ.

 

Người Mường có cả một hệ thống truyền thuyết về ông Đùng với nhiều câu chuyện khác nhau như: ông Đùng lấy sông Đà, ông Đùng và thần sắt, thác Bờ, Bà chúa đầm Lai... Sống trong thiên nhiên, lại là một thiên nhiên rừng núi với vô vàn sông, suối, rừng, núi quây quanh mình, với các thung lũng, ruộng đồng, cây cối, loài vật hàng ngày đem lại nguồn lợi cho cuộc sống của mường bản, người Mường thể hiện những suy nghĩ, kiến giải của mình bằng hệ thống truyền thuyết ấy.

 

Truyền thuyết Mường rất phong phú, bám sát những sự kiện lịch sử của xã hội Mường từ thời đại nguyên thuỷ đến thời đại có giai cấp, từ những sinh hoạt: dựng nhà, đúc trống, tìm lửa, lấy nước, đến những thành tựu khai mỏ, luyện kim, từ những cuộc đàn áp và đấu tranh giai cấp, đến sự thịnh suy, ma chay, cũng giỗ và ăn chơi của từng dòng lang...

 

Sự phong phú của các truyền thuyết ấy trước hết phải kể đến những truyền thuyết liên quan đến các nhân vật lịch sử. Đó là chuyện Lê Lợi đi đánh giặc ở Mường Lễ qua thác Bờ hiểm trở được nhân dân giúp đỡ hết sức tận tình, nhất là hai bà người Mường và người Dao ở đây. Sau thắng lợi, nhà vua đã không quên công lao của dân, cho lập bia ghi chép sự việc. Khi hai bà chết, vua đã truy phong công trạng, lập đền thờ. Đó là truyền thuyết liên quan đến vua Lê Trang Tôn ở đền và miếu Trung Báo. Khi đi đánh giặc ở phía Nam, nhà vua qua đây, dừng chân nghỉ và dâng lễ ở miếu Beo cầu thần phù hộ. Đột nhiên chiếc lọng vàng của vua được gió cuốn lên cao rồi lại rơi xuống chỗ cũ, đó là điều ứng nghiệm sự thỉnh cầu của vua. Vì thế, khi thắng lợi trở về, nhà vua đã thăng tước hiệu cho thần Tản Viên được thờ ở đây và sau này mãi được dân tôn thờ. Hay, truyền thuyết về thành hoàng Đô Khúc Đại Vương ở xóm Xàm, xã Phú Lai, Yên Thuỷ, một nhân vật người địa phương đã có công với triều đình được vua gả con gái cho và sau này trở thành vị thần bảo trợ cho dân làng.

 

Có thể nói, với những lai lịch khác nhau, những công lao, những việc làm của họ ở những thời điểm khác nhau điều kiện và hoàn cảnh cũng khác nhau, nhưng những câu chuyện về họ đều được nhân dân lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Những truyền thuyết về họ được lưu giữ, được thêu dệt thêm qua thời gian bởi lòng ngưỡng mộ, sự biết ơn của những người dân ở các địa phương khác nhau. Đây cũng là hệ thống truyền thuyết phong phú nhất vì những nhân vật này có ở mọi nơi, được nhân dân tôn làm các vị thành hoàng, những vết tích của các vua chúa hay những nhân vật nổi tiếng trên đường kinh lý, tuần thú hay đi đánh giặc để lại.

 

Tiếp sau hệ thống truyền thuyết về các danh nhân phải kể đến những truyền thuyết liên quan đến các vị thần núi, thần sông suối, hang động, các tên núi, sông… Số lượng nhiều nhất ở nhóm này phải kể đến các truyền thuyết liên quan đến Tản Viên sơn thần. Ở Hoà Bình, thần Tản Viên có mặt ở khắp nơi trong khu vực của người Mường và có vai trò như một vị vua chủ. Thánh Tản ở đây phổ biến là một bộ ba gồm: Tản Viên và hai vị thần núi khác cùng được thờ với ngài là: Cao Sơn Đại Vương Thượng đẳng thần và Quý Minh Đại Vương Thượng đẳng thần.

 

Ngoài thần núi là thần đá với các truyền thuyết về Bụt mọc như trường hợp ở lễ hội đu tre thờ vị thần đá là hòn đá có hình người mà người ta cho đó là hình Bụt. Hiện tượng này có rải rác ở nhiều nơi trong tỉnh. Tương tự như vậy, trường hợp hai hòn đá to trên đồng Khậm Mụ ở xã Bình Chân, Lạc Sơn, tương truyền là do hai con voi biến thành…

 

Bên cạnh những truyền thuyết của người Mường và người Thái, truyền thuyết của các dân tộc Dao, Mông, Tày tuy chưa được sưu tầm và phổ biến rộng rãi, song ở mỗi dân tộc ấy cũng có những sáng tạo riêng của họ. Những truyền thuyết này liên quan đến những vị trí địa lý, các nhân vật lịch sử hay những danh nhân đã có công gắn bó với mảnh đất mà các dân tộc đang sinh sống, những vị thần ngày ngày che chở cho cuộc sống của họ. Mỗi dân tộc có một quan niệm khác nhau để xây dựng nên những hình ảnh về các vị thần riêng của mình.

 

Phần III. Truyện cổ

 

                                                                        HBĐT Tổng hợp

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục