(HBĐT) - Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có trên 83 vạn dân, trong đó, hơn 51% là nữ. Theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, tỷ lệ CB,CC,VC nữ tại các cơ quan Nhà nước ở cấp tỉnh và cấp huyện chiếm 68,76%. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ tham gia BCH Đảng bộ tỉnh chỉ chiếm trên 9%; tỷ lệ nữ giữ chức vụ cấp trưởng, phó các sở, ngành, đoàn thể, MTTQ chiếm lần lượt là 6% và 19,4%. ở cấp huyện, tỷ lệ nữ là UV BTV Huyện ủy chiếm 9,72%; tỷ lệ Đảng bộ có cán bộ nữ giữ chức vụ Phó Bí thư cũng chỉ là 7,4%...


Là vùng khó khăn, song cán bộ, công chức nữ xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) luôn chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao.

 

Tỷ lệ phụ nữ tham chính ở các cấp đều đạt thấp, trong khi đó, về trình độ chuyên môn, cán bộ nữ không hề thua kém nam giới. Cũng theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, 41,8% cán bộ lãnh đạo nữ trong các cơ quan cấp tỉnh có trình độ thạc sỹ, 100% có trình độ cử nhân và cao cấp LLCT. Tương tự, ở cấp huyện, 100% cán bộ nữ có trình độ chuyên môn đại học và trình độ cử nhân, cao cấp LLCT.

Vậy do đâu, tỷ lệ cán bộ nữ của tỉnh thấp như vậy? Trao đổi với đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, được biết: Ngay sau khi Nghị quyết số 17, ngày 12/1/2015 của BTV Tỉnh ủy về công tác cán bộ nữ giai đoạn 2015- 2020 và những năm tiếp theo được ban hành, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã tổ chức hội thảo nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết. Tại hội thảo, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã mạnh dạn đánh giá những mặt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác cán bộ nữ ở các cấp.

Nhiều ý kiến tâm huyết đã chỉ ra những băn khoăn, trăn trở như: cấp ủy, chính quyền một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, năng lực của đội ngũ cán bộ nữ; chưa đề ra được các biện pháp cụ thể trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đề bạt cán bộ nữ. Tư tưởng "trọng nam, khinh nữ” vẫn tồn tại trong nhận thức, thái độ và hành vi của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Vì vậy, việc cất nhắc, đề bạt phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở một số địa phương, đơn vị chưa mạnh dạn, chưa tin tưởng vào năng lực của cán bộ nữ. Bên cạnh đó, với quy định độ tuổi nghỉ hưu khác nhau giữa nam và nữ dẫn đến khác nhau về độ tuổi quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, từ đó đã làm hạn chế cơ hội phát triển đối với cán bộ nữ…

 Hội thảo cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan, đó là đa số chị em vẫn bị gánh nặng gia đình, việc chăm sóc con cái chi phối, cản trở không nhỏ đến công tác và hoạt động xã hội. Đôi khi chị em cảm thấy quá sức khi phải phấn đấu "giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Vì vậy, một số chị em tự bằng lòng với mình, không muốn tham gia các hoạt động xã hội hoặc e ngại khi được đề cử giữ các chức vụ quan trọng trong cấp ủy hoặc bộ máy lãnh đạo, quản lý.

 Nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham chính - vấn đề đã và đang được toàn xã hội quan tâm. ở tỉnh ta, việc BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 17 đã phần nào khẳng định sự quan tâm đó. Sau 2 năm triển khai, Nghị quyết đã góp phần tích cực đem lại những chuyển biến.

 Điển hình như ở huyện Lạc Sơn, thực hiện Nghị quyết 17/NQ-TU, huyện đã có những đột phá khi có cán bộ nữ được giới thiệu quy hoạch vào các chức danh chủ chốt như: Bí thư Huyện ủy, Phó Bí thư TT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện… Đây là điều mà trước kia huyện chưa thực hiện được. Đồng chí Bùi Văn Hành, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho biết: "Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ là cách làm của huyện Lạc Sơn. Đối với công tác quy hoạch, trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng cán bộ nữ, cấp ủy các cấp đã tiến hành quy hoạch dài hơi, ưu tiên tuổi trẻ, có trình độ chuyên môn cao. Quy hoạch đồng bộ, dân chủ, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, ưu tiên ngành, lĩnh vực, vùng, miền mà ở đó cán bộ nữ còn quá thiếu. Việc quy hoạch đánh giá, sử dụng cán bộ nữ căn cứ vào tiêu chuẩn, hiệu quả công việc, xem xét về khả năng và triển vọng phát triển của chị em. ở Lạc Sơn, chúng tôi yêu cầu cấp ủy các cấp cần quan tâm đến đặc thù chức năng làm mẹ, sinh con, nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình của phụ nữ, từ đó có đánh giá công bằng khách quan khi xem xét quy hoạch.”.

 Từ Nghị quyết số 17/NQ-TU, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ đã được chú trọng hơn. Cụ thể trong năm 2016, các ban, ngành, chức năng trong tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và LLCT cho 320 lượt CB, CC nữ các cấp; bổ nhiệm, điều chuyển, giới thiệu ứng cử giữ các chức vụ lãnh đạo diện BTV Tỉnh ủy quản lý đối với 18 cán bộ nữ (chiếm 20%); bổ nhiệm 40 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng các sở, ban, ngành cấp tỉnh (chiếm 11,49%)…

 Đồng chí Bùi Mạnh Cường, Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Qua hơn 2 năm thực hiện, các nhiệm vụ mà Nghị quyết sốự 17 đề ra đã đạt kết quả nhất định, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển. Thể hiện qua kết quả quy hoạch cán bộ nữ nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, ở cấp tỉnh, tỷ lệ nữ quy hoạch cấp trưởng ngành chiếm 13,6%, cấp phó ngành chiếm 32,07%, cấp trưởng phòng chiếm 25,3%, cấp phó phòng chiếm 42%. Đối với cấp huyện, tỷ lệ nữ quy hoạch UV BCH Đảng bộ chiếm 14,99%, UV BTV chiếm 10,59%; quy hoạch chức danh Chủ tịch UBND chiếm 16,66%, chức danh Phó chủ tịch UBND, Phó chủ tịch HĐND đều chiếm 26,06%...

 Như vậy, so với tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hiện nay thì tỷ lệ nữ được quy hoạch đã tăng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 25% trở lên, nữ đại biểu HĐND các cấp đạt từ 35-40%... đòi hỏi sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu của người được quy hoạch cũng như sự quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực được quy hoạch của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sở, ngành, đoàn thể. Có như vậy, Nghị quyết sốự 17 mới thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai có hiệu quả.

 

 

                                                                                            Hải yến

 

Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục