(HBĐT) - Vận dụng tư tưởng của Bác Hồ lấy dân làm gốc, gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân, thực hiện quy chế dân chủ theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đang được cấp ủy, chính quyền các cấp, các đơn vị, tổ chức hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh để giải quyết những vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trong suốt thời gian qua.


UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành tạo điều kiện cho người dân tiếp cận quy hoạch phát triển công nghiệp, KCN trên địa bàn. ảnh: Cán bộ Ban quản lý các KCN tỉnh kiểm tra quy hoạch KCN Yên Quang (Kỳ Sơn).


Yên Thủy là địa phương thực hiện thành công, có quy mô chủ trương dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT) đất nông nghiệp. Qua 4 năm thực hiện, đã có 36 xóm trên địa bàn 6 xã thực hiện thành công DĐ,ĐT, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân. Các xóm, xã đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm 65%, mỗi hộ chỉ còn 1-3 thửa, hình thành những thửa ruộng, những cánh đồng lớn, kết hợp xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng theo quy hoạch NTM được duyệt, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, thuận lợi cho tưới tiêu, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, từ đó nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho nông dân. Diện tích đất 5%, đất dãn dân, đất nghĩa trang được quy hoạch tập trung, thuận tiện cho việc quản lý. 100% diện tích đất đã DĐ,ĐT được cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch lúa. Chi phí sản xuất giảm 10 triệu đồng/ha/năm.

 

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Yên Thủy Bùi Trung Kiên cho rằng: Trước hết, DĐ,ĐT là chủ trương đúng đắn, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra trong xây dựng NTM, phát triển sản xuất, phù hợp với nguyên vọng của người dân. Tuy nhiên, đây là công việc nhạy cảm, phức tạp vì liên quan đến đất đai và quyền lợi người dân. Trong quá trình thực hiện, người dân được công khai chủ trương, phương án DĐ,ĐT, được bàn bạc kỹ, thống nhất theo nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã phát huy sức nguồn lực, sức sáng tạo trong nhân dân để xây dựng NTM. Ruộng đồng được quy hoạch lại, khắc phục tình trạng manh mún, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, đưa cơ giới vào sản xuất để thúc đẩy sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, bền vững gắn với, xây dựng NTM. Từ thành công trong công tác DĐ,ĐT, Yên Thủy tiếp tục phát huy bài học về trọng dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ để giải quyết những vấn đề như GPMB, vệ sinh môi trường, xây dựng NTM. Từ năm 2013 đến nay, UBND huyện không nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác DĐ,ĐT.

 

Huyện Kỳ Sơn tạo được thành công đáng ghi nhận trong việc vận dụng tư tưởng Bác Hồ để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thành công tác GPMB đường Hòa Lạc- TP Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp, Tỉnh ủy viên Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn cho biết: Đường Hòa Lạc- TP Hòa Bình, qua huyện dài 16,32 km, đi qua 5 xã và thị trấn với khoảng 1000 hộ dân bị ảnh hưởng. GPMB dự án rất nhạy cảm và phức tạp, thực tế phát sinh nhiều vấn đề cần phải xử lý như xác định nguồn gốc đất, xác định đơn giá đền bù, xây dựng phương án bồi thường; thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ hộ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; hỗ trợ tái định cư tại chỗ, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề…

 

Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong GPMB xuất phát từ thực tế đòi hỏi. Huyện Kỳ Sơn đã huy động cả hệ thống chính trị, phát huy năng lực, đề cao tính trung thực, tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tổ chức đối thoại với người bị ảnh hưởng, tháo gỡ khó khăn công tác GPMB. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản của Trung ương, của tỉnh và địa phương có liên quan đến công tác GPMB được triển khai sâu rộng tới nhân dân. Các quy trình trong GPMB, thu hồi đất được thực hiện nghiêm túc. Tất cả các quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được niêm yết công khai theo quy định. Mục tiêu của việc công khai, thảo luận để đạt tới kết quả cuối cùng là sự đồng thuận về số liệu, cách làm, cách giải quyết của người có đất bị thu hồi trước khi phương án được phê duyệt.

 

Huyện tổ chức họp, đối thoại với người dân nắm bắt tâm tư, nguyên vọng của người dân, tổ chức tuyên truyền, vận động; vận dụng cơ chế, chính sách bảo đảm tối đa quyền lợi của người bị ảnh hưởng để đi đến thống nhất phương án bồi thường GPMB. Với cách làm tập trung, thống nhất, công tác GPMB cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra. Các dự án trên địa bàn không gặp phải những trở ngại lớn, chưa có dự án không thực hiện đầu tư được do không đền bù, GPMB, không có các đơn thư, khiếu nại, tố cáo phức tạp xảy ra, chưa phải áp dụng cưỡng chế bảo vệ thi công khi thực hiện GPMB.

 

Tư tưởng của Bác Hồ về trọng dân, " vì dân” được vận dụng và tạo chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Công tác lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành xã hội được nâng cao. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng lên rõ rệt. Hầu hết các địa phương đã công khai cho nhân dân biết những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nhân dân. Nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm, phong cách làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ, đảng viên trong tiếp xúc với nhân dân được nâng lên theo hướng "Trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, đã khắc phục một phần tệ nạn quan liêu, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã huy động tốt nguồn lực trong dân để xây dựng NTM với tổng kinh phí lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đến nay, cả tỉnh đã có 50 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM.

 

Bộ máy chính quyền các cấp nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, ý thức trách nhiệm trước công cuộc đổi mới, chú trọng tới hiệu quả, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ về những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai, đầy đủ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận, tìm hiểu các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch đất đai, xây dựng đô thị...Những giải pháp cụ thể này đang mang lại cơ hội mới cho quê hương đổi mới và phát triển.

 

Mặc dù vậy trong quá trình vận dụng tư tưởng trọng dân, có trách nhiệm với dân của Bác tại một số nơi có nhận thức đúng, thực hiện nửa vời đang là "lực cản” trong quá trình giải quyết những vấn đề của thực tiễn phát sinh. Chẳng hạn có địa phương không tuân thủ quy trình lấy ý kiến người dân nên đã xảy ra việc người dân khiếu kiện và phát sinh tình hình mất an ninh trật tự khi để các phương tiện khai thác cát ở hạ lưu sông Đà. Hay như việc không công khai về tình hình thu, chi ngân sách, buông lỏng quản lý cán bộ dẫn đến xâm tiêu ngân sách, tham ô gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân. Việc không lấy ý kiến nhân dân của cơ quan chức năng đã gây phản ứng, không đồng thuận với chủ trương về thu hút đầu tư đã dẫn đến việc phải điều chỉnh đơn giá đền bù GPMB cho sát với thực tế ở một vài dự án…

 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã thẳng thắn đánh giá những yếu kém trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở mà nhìn rộng ra là việc vận dụng tư tưởng trọng dân, vì dân của Bác Hồ trong thời gian qua, đó là: Một số cấp uỷ, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện còn có biểu hiện buông lỏng, xem nhẹ, có lúc thiếu kiểm tra, đôn đốc, chưa kịp thời phát hiện tiêu cực, sai sót nên còn để xảy ra tình trạng mất dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ cơ sở còn hạn chế; chưa nhận thức rõ việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng, dẫn đến việc thực thi công vụ còn có biểu hiện thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm, tác phong làm việc quan liêu, cửa quyền, chưa sâu sát và chú ý lắng nghe ý kiến của nhân dân, chưa thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...

 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục những yếu kém trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong đó tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm quan điểm, tư tưởng trọng dân, gần dân, thực hành dân chủ là ”chìa khóa vạn năng” có thể giải quyết mọi khó khăn; đẩy mạnh thực hành dân chủ và bài học về phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh xây dựng và từng bước mở rộng dân chủ, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở cơ sở và trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ; thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhằm xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể với nhân dân, giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn phát sinh, góp phần thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.

 

   Lê Chung

 

 


Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục