Sáng 18/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2021.


Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận.

Dự phiên họp còn có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe dự thảo Tờ trình; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; báo cáo thẩm tra và thảo luận sôi nổi về việc đề nghị xây dựng các luật: Luật giá (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi); Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao dịch điện tử; Luật lưu trữ (sửa đổi) và Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Trước phiên họp này, các bộ, ngành, cơ quan cũng đã có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ chủ trì xây dựng dự thảo các luật trên. Theo đó, hầu hết các thành viên Chính phủ đồng ý với việc xây dựng các luật; đề nghị sớm hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua vào các kỳ họp trong các năm từ 2022 đến năm 2024.

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến về nội dung đối với từng dự án luật; giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện dự thảo các luật để trình Quốc hội xem xét.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, xây dựng pháp luật là một trong những nhiệm vụ thực hiện 3 đột phá chiến lược được Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra, trong đó có đột phá về thể chế. Căn cứ tình hình, yêu cầu thực tế, những tháng qua, hàng tháng Chính phủ đều tổ chức phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật nhằm thể chế hóa, đưa chủ trương, đường lối của Đảng thực sự đi vào cuộc sống.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ thảo luận theo nguyên tắc: Việc xây dựng pháp luật phải căn cứ các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và căn cứ, bám sát thực tiễn. Pháp luật phải phát huy được dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Theo Thủ tướng, các luật phải được xây dựng trên tinh thần phân cấp, phân quyền, đi đôi với trách nhiệm người đứng đầu. Trong đó Chính phủ và các bộ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế chính sách, phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát, kiểm tra...; luật pháp phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và giải quyết hài hòa lợi ích, trách nhiệm giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Các luật mới phải khắc phục được hạn chế, tháo gỡ vướng mắc của luật trước đây; phủ lấp khoảng trống về pháp lý; nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng tác động của các chính sách tới đối tượng mà luật điều chỉnh; phải có sự thống nhất giữa các luật liên quan...

Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; yêu cầu các bộ, ngành tăng cường nguồn lực, bao gồm nguồn lực về con người, vật chất, điều kiện làm việc để tập trung nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, pháp luật; nâng cao chất lượng tổ chức thực thi pháp luật; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật…

Thủ tướng yêu cầu Bộ chủ trì cần phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên họp này; đồng thời tiếp tục tổ chức các hội thảo để tranh thủ ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, đối tượng chịu điều chỉnh của các luật, kể cả địa phương, để bổ sung, hoàn thiện dự thảo; trên nguyên tắc kế thừa, đổi mới, phát triển...


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

Sáng 3/5, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy.

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Ngày 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội đã ban hành Thông báo số 3568/TB-TTKQH thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục