Từ giữa tháng 6, nông dân  xã Khoan Dụ  (Lạc Thủy)  đã chủ động cấy trà lúa mùa sớm  bằng các giống cực ngắn ngày  để đảm bảo  tiến độ “chạy lũ” sông Bôi.

Từ giữa tháng 6, nông dân xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã chủ động cấy trà lúa mùa sớm bằng các giống cực ngắn ngày để đảm bảo tiến độ “chạy lũ” sông Bôi.

(HBĐT) - So với các địa phương khác trong tỉnh, Lạc Thủy là huyện có tiến độ thu chiêm, làm mùa sớm và nhanh nhất. Thống kê sơ bộ đến đầu tháng 7, toàn huyện đã cơ bản hoàn tất khâu làm đất và gieo mạ. Một số địa bàn đã cấy trà lúa mùa sớm ngay trong tháng 6 để chủ động giải phóng đất cho sản xuất vụ đông.

 

Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Trong vụ sản xuất này, toàn huyện phấn đấu gieo cấy khoảng 1.730 ha lúa, năng suất phấn đấu đạt 53,9 tạ/ha, sản lượng đạt 9.332 tấn. Cùng với lúa, cơ cấu cây trồng chính gồm 1.019 ha ngô, 157 ha lạc, 110 ha khoai lang, 71 ha đậu tương, 44 ha khoai sọ, 116 ha đậu các loại và 280 ha rau các loại với tổng diện tích gieo trồng dự kiến đạt 3.526 ha. Bám sát kế hoạch huyện đề ra, ngay từ giữa tháng 5, các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với từng địa bàn, sau đó khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai, kiên quyết không để đất trống trong toàn vụ sản xuất.

 

Do chịu áp lực lớn về thời vụ nên trong vụ mùa năm nay, huyện Lạc Thủy tiếp tục lựa chọn các loại giống lúa ngắn ngày (có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày) để đưa vào sản xuất. Các giống lúa được lựa chọn đồng thời còn có tiềm năng năng suất khá, có tính chống chịu cao đối với sâu bệnh và có khả năng chịu nóng để phù hợp đặc điểm thời tiết trong vụ mùa. Cụ thể, các giống lúa thuần được định hướng sử dụng là giống nguyên chủng, giống xác nhận 1, giống xác nhận 2 như MĐ1, BC15, Thiện ưu 8, TBR45, TBR36, DDS1, VS1, Bắc thơm số 7, N97, nếp địa phương… Các giống lúa lai được khuyến khích sử dụng là Nhị ưu 838, LS1, Việt lai, Thục hưng 6, GS9, TH3-3, TH3-4, SYN6… Tại những khu vực, xứ đồng thường xuất hiện bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, phòng NN&PTNT huyện khuyến cáo nông dân không nên cấy những giống mẫn cảm với bệnh như Nhị ưu 838, TH3-3, TH3-4… Thay vào đó, ưu tiên sử dụng các giống lúa mới, có khả năng chống chịu bệnh khá cao như MĐ1, Việt lai 24, N.ưu 69… 

 

Theo đúng lịch thời vụ, trà mùa sớm (khoảng 30-35% tổng diện tích) đã được một số địa bàn thuộc huyện Lạc Thủy gieo cấy xong trong tháng 6. Đối với diện tích còn lại (tức trà chính vụ, chiếm khoảng 65-70% tổng diện tích gieo cấy vụ mùa), đến thời điểm này toàn huyện đã gieo khoảng 60 tấn mạ, đảm bảo đủ lượng và chủng loại giống theo cơ cấu đã định. Nhìn chung, lượng mạ được gieo đều đảm bảo khung thời vụ tốt nhất, thực hiện đúng kỹ thuật nên chất lượng khi cấy sẽ đảm bảo, không để xảy ra tình trạng mạ già, chất lượng kém. Dự kiến, toàn huyện Lạc Thủy sẵn sàng cấy xong  trước ngày 20/7, đảm bảo tốt thời vụ gieo cấy lúa mùa đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

 

 

 

                                                       Thu Trang

 

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục