Sáng 30-9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi Toạ đàm đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân (TĐKTTN). Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư, Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo 14 TĐKTTN.


Tại buổi toạ đàm, TS Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, thời gian qua, kinh tế-xã hội nước ta đạt được những thành tựu tích cực, trong nỗ lực chung đó có sự đóng góp tích cực của các TĐKTTN nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói chung. Tuy nhiên, nhìn về chặng đường xa phía trước, trước yêu cầu của nền kinh tế đất nước chúng ta còn nhiều việc phải làm. Chính vì vậy, trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ tổ chức toạ đàm đối thoại chính sách với một số TĐKTTN với chủ đề "Chính phủ và các TĐKTTN cùng đồng hành phát triển kinh tế".

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Toạ đàm đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Phát biểu ý kiến tại buổi đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, những TĐKTTN tham dự toạ đàm này đều là những DN có những đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước. Thủ tướng muốn lắng nghe tình hình, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh; những vấn đề đặt ra trong phát triển để thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 coi KTTN là động lực của sự phát triển. Vấn đề đặt ra hiện nay là, vì sao KTTN Việt Nam chưa phát triển? Vì môi trường kinh doanh, thuế hay do đối xử... Nhà nước phải làm gì để KTTN phát triển tốt, đóng góp cho đất nước. Thủ tướng mong muốn các TĐKTTN nói thẳng, nói thật, đóng góp ý kiến có trách nhiệm, tâm huyết.

Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay, KTTN đã được những thành công đáng kể, KTTN là động lực cho sự phát triển. Chúng ta thấy thực tế, hiện nay, trong số gần 500 nghìn DN cả nước thì tỷ trọng DN tư nhân chiếm 96,7%. DNTN chiếm vị thế gần tuyệt đối về số lượng. Nhiều tập đoàn, tổng công ty của tư nhân rất thành công. Trong 496 nghìn DN, thì DN lớn chỉ chiếm gần 1.000; còn lại là chủ yếu là DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ. Vậy nút thắt ở đây là gì? Chính vì vậy, Chính phủ, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành cần đưa ra những vấn đề mà cần phải giải quyết những nút thắt này để KTTN Việt Nam phát triển. Đất nước ta đang tích cực thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khoá XII. Vì vậy, tiếng nói đóng góp của các TĐKTTN là cơ sở để tiếp tục tháo gỡ những vấn đề đang đặt ra. Nhà nước hình thành chính sách, định hướng để tiếp tục tháo gỡ những vấn đề đặt ra.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của các TĐKTTN để tiếp tục tháo gỡ, tạo khung pháp ký, tạo môi trường kinh doanh tốt nhất để DN tư nhân Việt Nam phát triển đúng hướng, ngày càng có nhiều TĐKTTN lớn mạnh cùng với DN vừa và nhỏ.

                                                                            TheoNhanDan

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục