(HBĐT) - Ngày 4/10, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị trực tuyến chuyên đề về " Tình hình giải phóng mặt bằng và công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, giả phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư trên địa bàn. Dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức liên quan, các huyện, thành phố trong tỉnh.



 

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị

Giai đoạn 2014 - 2017, tỉnh đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho 289 dự án với tổng diện tích 549,4 ha; số hộ bị thu hồi đất là 12.099 hộ; kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã chi trả là 818,66 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đang triển khai và tiếp tục thực hiện GPMB cho khoảng 60 dự án, diện tích dự kiến thu hồi khoảng 310,6 ha, đã lập phương án bồi thường hỗ trợ cho một số dự án với kinh phí 165,77 tỷ đồng…

Tỉnh đã chỉ đạo các ngành và địa phương giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại các dự án trọng điểm, phức tạp như dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình, dự án đường 21 qua huyện Kim Bôi, Lạc Thủy...Tuy nhiên, GPMB của một số dự án còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ như dự án đường 433, đường điện 220 Tây Hà Nội - Hòa Bình; việc xây dựng các khu tái định cư cho người bị thu hồi đất còn chậm, việc bố trí kinh phí chưa kịp thời (dự án đường Kỳ Sơn Pheo Chẹ, đường Hữu Nghị - Dối - Bình Tiến...

Về công tác tiếp và giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, từ năm 2014 đến nay, Ban tiếp công dân các cấp đã tiếp thường xuyên 1.677 đoàn công dân với 2.745 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh 1.898 vụ việc, trong đó liên quan đến quản lý đất đai, công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là 1.229 vụ việc; tiếp nhận, phân loại và xử lý 1.953 đơn các loại, nội dung đơn liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng là 1.444 đơn. Một số vụ việc các hộ nhân dân tiếp tục khiếu nại đến cơ quan cấp trên như: vụ việc một số hộ nhân dân xóm Miều, xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình (thu hồi đất xây dựng đường Láng - Hòa Lạc); vụ việc tại dự án xây trụ sở công an tỉnh, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình); vụ việc 05 hộ dân tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy; vụ việc tại Gò Mu, xã Thanh Lương huyện Lương Sơn thu hồi đất 5% để xây dựng các nhà máy gạch...

Đã có nhiều ý kiến, phát biểu của các các địa phương, sở ngành, tổ chức liên quan phân tích làm rõ những kết quả đạt được và những tồn tại yếu kém trong thực hiện GPMB, công tác giải quyết KNTC liên quan đến thu hồi đất, GPMB hỗ trợ tái định cư trên từng địa bàn.Trong đó nêu lên những vướng mắc, tồn tại chính sách pháp luật, nhất là lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai còn thiếu đồng bộ, bất cập chưa sát với thực tế. Việc quản lý đất đai còn bị buông lỏng. Công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn chưa đồng bộ, quyết liệt…là những nguyên nhân dẫn đến phát sinh KNTC.

Phát biểu kết luận hội nghị, đống chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Nếu thực hiện tốt công tác GPMB, sẽ hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo, đồng thời thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển KT-XH. Để tháo gỡ vướng mắc, hạn chế, cũng như yếu kém trong GPMB, KNTC trên địa bàn cần nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Nâng cao năng lực của cơ quan tham mưu trong nghiên cứu bàn hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Tăng cường phối hợp của các cơ quan chức năng, các huyện, thành phố tổ chức thực hiện công tác GPMB. Tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong bồi thường GPMB các dự án, nhất là các dự án trọng điểm. Thực hiện công khai, minh bạch trong quy hoạch đát đai, thu hồi đất, bồi thường GPMB. Kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình vi phạm, các đối tượng xúi giục, kích động nhân dân làm trái quy định của pháp luật...

                                                                                    PV


Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục