(HBĐT) - Xác định đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật là tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển KT - XH bền vững, những năm qua, huyện Kim Bôi luôn quan tâm sát sao và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công vào lĩnh vực này.


 

Khu tái định cư xóm Đúp, xã Tú Sơn là một trong những dự án cấp bách được huyện Kim Bôi ưu tiên triển khai để ổn định đời sống nhân dân vùng sạt lở đất.

 

Siết chặt quản lý, sử dụng vốn dự án

Để triển khai, thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả, năm 2015, huyện Kim Bôi thành lập ra Ban quản lý (BQL) xây dựng cơ bản huyện (cơ quan chuyên trách thực hiện các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn trên địa bàn huyện). Bên cạnh đó, huyện duy trì BQL Chương trình 135 thuộc Phòng Dân tộc huyện để quản lý các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của huyện và là đầu mối ủy thác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp xã.

Từ năm 2017, BQL dự án phòng, chống lụt bão huyện thực hiện các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí, nguồn vốn hỗ trợ đất trồng lúa, vốn khắc phục thiên tai và vốn hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện. Các BQL dự án này được UBND huyện giao hợp đồng với các đơn vị tư vấn, khảo sát, thiết kế, lập dự toán đầu tư xây dựng công trình. Thành lập tổ tư vấn đấu thầu, tham mưu UBND huyện thực hiện công tác đấu thầu, kiểm soát năng lực của nhà thầu khi triển khai dự án. Căn cứ hợp đồng thi công đã được ký kết, tổ chức nghiệm thu khối lượng công việc đã hoàn thành trước sự chứng kiến của cơ quan liên quan.

Việc giải ngân vốn cho từng dự án ở huyện Kim Bôi được thực hiện khá chặt chẽ.Các BQL dự án căn cứ khối lượng công việc hoàn thành, kế hoạch giao vốn, biên bản nghiệm thu (có sự chứng kiến của các bên và hồ sơ liên quan), nếu thấy đủ điều kiện thì thanh toán cho đơn vị thi công và các bên liên quan. Đối với các dự án đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng, BQL dự án lập hồ sơ trình cơ quan thẩm tra quyết toán. Nếu công trình đủ điều kiện phê duyệt quyết toán thì công trình đó được chấp thuận công nhận hình thành tài sản sau đầu tư. Đối với các công trình đã được quyết toán nhưng còn thiếu vốn, BQL các dự án tập hợp, báo cáo UBND huyện để huyện báo cáo tỉnh xem xét bố trí vốn vào năm kế hoạch tiếp theo.

Ưu tiên các công trình chuyển tiếp và cấp bách

"Kim Bôi là huyện có địa bàn rộng, dân cư đông, nhưng có đến 20/28 xã, thị trấn thuộc diện vùng 135. Huyện nghèo, kinh tế chậm phát triển, nhu cầu đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng lớn, trong khi khả năng đáp ứng nguồn vốn có hạn nên đến nay vẫn còn một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa đủ vốn thanh toán. Để khắc phục tình trạng này, khi tiếp nhận nguồn vốn đầu tư công huyện chỉ bố trí khởi công mới các dự án cấp bách, còn lại ưu tiên vốn trả cho các công trình đã hoàn thành và công trình đang thi công nhưng chưa bố trí đủ vốn…”- đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện chia sẻ.

Với lý do đó nên mặc dù cơ sở hạ tầng cho phát triển KT-XH của huyện còn thiếu và yếu, nhưng năm 2017, huyện chỉ khởi công mới 28 công trình với tổng mức đầu tư 141.750 triệu đồng (vốn ngân sách huyện). Còn lại đầu tư cho 37 công trình chuyển tiếp, tổng nguồn vốn 248.791 triệu đồng. Với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh năm 2017, huyện khởi công 6 công trình, trị giá 53.300 triệu đồng; đầu tư 10 công trình chuyển tiếp với tổng mức đầu tư 110.972 triệu đồng. Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương (vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vốn Nghị quyết số 37, vốn trái phiếu Chính phủ…), năm 2017 huyện thực hiện được 5 công trình chuyển tiếp với 61.559 triệu đồng (vốn Chương trình 135, xây dựng NTM) huyện đã xây dựng 131 công trình.

Năm 2018, khởi công mới 7 công trình từ ngân sách huyện, 1 công trình từ ngân sách tỉnh, còn lại dồn vốn để thanh toán cho các công trình đã được khởi công xây dựng từ năm 2015 đến nay.

Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư công, những năm qua, huyện Kim Bôi đã từng bước nâng cao, phủ kín kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

 

Thúy Hằng

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục