(HBĐT) - Với chiều dài trên 80 km, hồ thủy điện sông Đà có diện tích mặt nước 8.892 ha với nhiều eo, ngách kéo dài từ đập thủy điện tại TP Hòa Bình đến xã Suối Nánh (Đà Bắc), tiếp giáp với huyện Phù Yên (Sơn La). Theo Sở NN&PTNT, trên vùng hồ sông Đà có 94 loài cá và phân loài, thuộc 71 giống, 21 họ trong 8 bộ. Trong đó có 88 loài cá bản địa, 6 loài cá di nhập. Đặc biệt có 12 loài cá trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Gần đây, trên vùng hồ xuất hiện một số loài cá mới như: trôi Trường Giang, tầm, trê vàng, tiểu bạc... Nơi đây cũng có những tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi các loại cá: trắm đen, diêu hồng, lăng, chiên, tầm, rô phi, bỗng...


Công ty TNHH Hưng Nguyên hiện có 180 lồng cá trên vùng hồ thủy điện sông Đà, thuộc địa phận xã Tiền Phong (Đà Bắc) với thể tích 25.200 m3.

Thấy rõ tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng hồ thủy điện sông Đà, ngày 13/6/2014,  BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-TU "về việc phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014  -2020”. Cụ thể hóa Nghị quyết số 12/NQ-TU, năm 2015 và 2017, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Theo đó, các hộ, nhóm hộ, HTX, trang trại nuôi thủy sản bằng lồng bè có quy mô 50 m3 trở lên thuộc vùng quy hoạch nuôi thủy sản tập trung được hỗ trợ 1 lần không quá 25 triệu đồng/ lồng, 40 triệu đồng/2 lồng; từ lồng thứ 3 mỗi lần tăng thêm 10 triệu đồng, nhưng không quá 80 triệu đồng/hộ.

Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-TU, tỉnh ta đã hỗ trợ 32 tỷ đồng để các hộ, nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX trên vùng hồ nuôi 2.702 lồng cá. Lồng lưới khu thép dần thay thế lồng bương, tre. Các loài cá có giá trị cao như: chiên, lăng, bỗng, trắm đen, tầm, rô phi, lóc, vược... được phát triển mạnh. Theo đó, trên vùng hồ hiện có 4.300 lồng nuôi cá, tương đương với 260.000 m3, tăng 2.000 lồng so với năm 2015 và vượt 800 lồng so với mục tiêu Nghị quyết số 12/NQ-TU đề ra. 

Đến tháng 10/2018, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 8.300 tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 2.700 tấn, tăng 1.500 tấn so với năm 2015.  Nghề nuôi trồng thủy sản đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 5.000 lao động, vượt 2.200 lao động so với mục tiêu Nghị quyết. Cũng đến cuối tháng 10/2018, trên vùng hồ có 41 cơ sở nuôi trên 20 lồng, 2 cơ sở nuôi trên 100 lồng, gồm Công ty TNHH Hải Đăng (xã Thái Thịnh - TP Hòa Bình) có 200 lồng với thể tích 28.800 m3; Công ty TNHH Hưng Nguyên (xã Tiền Phong - Đà Bắc) có 180 lồng, thể tích 25.200 m3. Đặc biệt đã có 7 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đã ký kết liên doanh với các hộ nuôi cá lồng hợp quy chuẩn VietGap, cung cấp trên 2.000 tấn cá thương phẩm/năm ra thị trường, 3 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá sông Đà tại thị trường Hà Nội, tương ứng khoảng 500 lồng nuôi. 

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, mô hình chuỗi an toàn thực phẩm cá sông Đà đã được thực hiện thành công thông qua 2 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, quy mô 300 lồng tại 5 huyện vùng hồ với 70 hộ tham gia. Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến nay, Sở NN&PTNT đã tổ chức 45 lớp dạy nghề nuôi cá lồng cho 1.500 lao động nông thôn trên vùng hồ và hướng dẫn kỹ thuật cho hơn 2.000 lượt nông dân; thực hiện 4 đề tài khoa học ứng dụng công nghệ cao nuôi cá lồng và ương cá giống trong lồng đều đạt kết quả tốt. Việc nuôi thử nghiệm cá tầm trong lồng trên vùng hồ cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ở những vùng nước lạnh khác. Các loại cá lăng, vược cho kết quả khả quan, là cơ hội bổ sung đối tượng nuôi chủ lực cho vùng hồ thủy điện sông Đà. 

Đặc biệt, nhãn hiệu cá, tôm sông Đà Hòa Bình đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và công bố tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình tổ chức ngày 11/12/2018 là điều kiện phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và hướng tới thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Tập đoàn Marvin hiện đang triển khai dự án nuôi cá diêu hồng và rô phi ứng dụng công nghệ cao với quy mô 100 lồng, loại 2.000 m3/lồng, trên diện tích 100 ha mặt nước với sản lượng ước khoảng 10.000 tấn/năm. Giai đoạn tiếp theo, Tập đoàn Marvin sẽ xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu và Trung tâm giống chất lượng cao cho khu vực.

 Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Tiệp, đến nay, chỉ tiêu về số lượng cơ bản đã đạt được theo Nghị quyết số 12-NQ/TU đề ra, nhưng số lồng cá được liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn thấp. Chưa có quy hoạch nuôi cá lồng trên vùng hồ, môi trường sinh thái có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu không xây dựng và quản lý tốt quy hoạch. Việc tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, tự phát và thụ động trong tiêu thụ sản phẩm. Cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống điện để phục vụ phát triển nuôi cá lồng trên vùng hồ còn nhiều khó khăn. Chưa có sự liên kết giữa phát triển du lịch và nuôi cá lồng bè... Những khó khăn, hạn chế đó sớm được khắc phục sẽ là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá, tôm sông Đà những năm tiếp theo.


Đức Phượng


Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục