(HBĐT) - Ngày 24/12, tại xã Nam Sơn, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ công bố đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Quýt Nam Sơn - Tân Lạc". Lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh, đại biểu một số xã bạn thuộc huyện giáp ranh Bá Thước (Thanh Hóa) cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã tham dự sự kiện.


Lãnh đạo Sở KH & CN trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Quýt Nam Sơn - Tân Lạc cho chủ sở hữu (Hội Nông dân xã Nam Sơn).



Các đại biểu thăm quan gian hàng quýt Nam Sơn.


Nhân dân nô nức đến tham quan sự kiên đón nhận văn bằng bảo hộ quýt Nam Sơn-Tân Lạc.

Những năm gần đây, kinh tế của huyện Tân Lạc phát triển khá, trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể (33,7%). Với nhiều nỗ lực, huyện đã tập trung phát triển một số sản phẩm mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương như Su su Tân Lạc, Bưởi đỏ Tân Lạc và sản phẩm được công nhận năm 2018 là nhãn hiệu tập thể Quýt Nam Sơn - Tân Lạc. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây có múi, quýt trồng trên đất Nam Sơn cho chất lượng ngon, mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, vị thơm đặc trưng, múi quả nhiều nước, vị chua ngọt đậm đà và năng suất cao. Diện tích quýt trồng hiện đạt trên 80 ha, trong đó 20ha đã cho thu hoạch.

 Xác định xây dựng nhãn hiệu tập thể là hướng đi chiến lược, cùng với Sở KH & CN, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển hệ thống nông nghiệp, UBND xã Nam Sơn và cộng đồng hộ trồng quýt trên địa bàn trong điều tra, khảo sát, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và lập hồ sơ trình Cục SHTT - Bộ Khoa học & Công nghệ. Sau một thời gian thực hiện, Quýt Nam Sơn đã được Cục SHTT - Bộ KH&CN công nhận nhãn hiệu tập thể theo Quyết định số 882476/QĐ - SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 310260 cho nhãn hiệu tập thể Quýt Nam Sơn - Tân Lạc .

Huyện định hướng sau khi được công nhận văn bằng bảo hộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển cây quýt trên địa bàn xã Nam Sơn; phát triển sản xuất quýt từng bước gắn với bảo quản, dịch vụ và thị trường tiêu thụ; xây dựng địa điểm giới thiệu sản phẩm quýt Nam Sơn gắn với các sản phẩm nông sản của huyện; bảo vệ nhãn hiệu tập thể, nâng tầm danh tiếng, giữ gìn uy tín, chất lượng cho Quýt Nam Sơn.

 Bùi Minh

 

 



Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục