(HBĐT) - Chiều 24/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã chủ trì hội nghị của UBND tỉnh tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án đầu tư hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh (đề án).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng kết luận cuộc họp.

Năm 2013, toàn tỉnh có 36 thôn bản thuộc diện khó khăn nhất tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo rất cao, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu, hoặc chưa có, thu nhập và mức sống người dân rất thấp. Bình quân chỉ đạt 4,5 triệu đồng/người/năm, đạt từ 25-30% mức thu nhập bình quân của tỉnh. Cá biệt có thôn dưới mức 3 triệu đồng/người/năm như thôn Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc), thôn Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc). Tỷ lệ hộ nghèo các thôn bản cũng rất cao, bình quân tới 60,9%, (nếu tính cả hộ cận nghèo thì tỷ lệ này là 84, 94%). Cá biệt như thôn Kế, xã Mường Chiềng tỷ lệ 95,6%; thôn Khuộc, xã Cao Dăm (Lương Sơn) tỷ lệ 92,6%; thậm chí tới 100% hộ nghèo và cận nghèo như thôn Thung Vòng, xã Do Nhân, huyện Tân Lạc. Ngày 20/1/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Theo đó xác định nguồn vốn đầu tư là 133,9 tỷ đồng, để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc… Ban Dân tộc - đơn vị được giao chủ trì đã phối hợp với các sở, ngành chức năng, chính quyền các địa phương khảo sát triển khai các nội dung của đề án và đã đạt những kết quả tích cực cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

Kết quả sau 5 năm thực hiện đề án (2014-2028), tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của các thôn bản đã đạt được mục tiêu của đề án, bình quân giảm 5%/năm (bình quân từ 41%  năm 2014 giảm còn 31% năm 2018). Các thôn, bản đã có đường giao thông. 100% thôn, bản có công trình điện; phát triển sản xuất cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vốn đề án với giá trị thực hiện hỗ trợ đạt 100% so với nhu cầu đề án được duyệt. Đã có 2 thôn bản là thôn Mai Hoàng Sơn, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu và thôn Đậu Khụ, xã Thống Nhất (thành phố Hòa Bình) đã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Mặc dù vậy, do nguồn lực khó khăn, nhiều mục tiêu của đề án chưa đạt được, trên 60% hạng mục hạ tầng chưa được cấp vốn đầu tư; một số thôn, bản chưa có đường ô tô, các công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh chưa được đầu tư; trường học, nhà văn hóa, hệ thống kênh mương tưới tiêu còn thiếu và bị xuống cấp…Các mô hình sản xuất đã bước đầu phát huy hiệu quả nhưng còn ít, tính lan tỏa còn thấp. Đặc biệt trong 2 năm qua, các thôn, bản đặc biệt khó khăn bị ảnh hướng nghiêm trọng bởi mưa lũ, thiên tai, sạt lở đất, đã phát huy cơ bản hạ tầng, sản xuất các thôn bản khó khăn như xóm Sổ, xã Trung Thành; thôn Nhạp, xã Đồng Ruộng ( Đà Bắc)…

Tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện đề án, Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát đánh giá kết quả, các mục tiêu của đề án; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép, cân đối các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nhất là chương trình 135, các chương trình mục tiêu quốc gia… để đầu tư hạ tầng thiết yếu, chú trọng đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân các thôn bản khó khăn nhất tỉnh. 


                                                                         PV


Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục