(HBĐT) - Sau hơn 4 năm thi công, ngày 10/10/2018, tuyến đường giao thông quan trọng Hòa Lạc - Hòa Bình chính thức được thông xe kỹ thuật và được nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng từ ngày 10/12/2018. Dự kiến, thời gian bắt đầu thu phí tuyến đường đã được đưa ra. Tuy nhiên, ngày 24/4/2019, Bộ GTVT mới có văn bản cho phép Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 – Hòa Lạc – Hòa Bình tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại Trạm Km17+100 đường Hòa Lạc – Hòa Bình kể từ 0 giờ 00 phút ngày 3/5/2019.


Trong ngày đầu tiên thu phí đường Hòa Lạc - Hòa Bình, các phương tiện đều chấp hành nghiêm túc việc dừng đúng làn đường mua vé. 

Chúng tôi có mặt tại Trạm Km17+100 đường Hòa Lạc – Hòa Bình trong ngày đầu tiên triển khai thu phí đường. Ghi nhận chung là tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều chấp hành nghiêm túc việc dừng đúng làn mua vé. Nhiều lái xe đã vào trạm làm thủ tục mua vé tháng, vé quý theo đúng quy định. Tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo; không xảy ra tình trạng bức xúc, gây mất trật tự công cộng.

Ông Nguyễn Xuân Thìn, Phó Giám đốc Công ty TNHH BOT Hòa Lạc – Hòa Bình cho biết: Thời gian vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT và các cấp ủy, chính quyền tỉnh Hòa Bình, Công ty đã tổ chức công tác chuẩn bị chặt chẽ, chu đáo. Các hệ thống phầm mềm, thiết bị, con người từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trước khi vào thu phí, Công ty đã phối hợp với UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức rà soát, xác minh xe địa phương, những chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú và các tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở chính trong phạm vi được giảm giá vé. Qua rà soát, hiện có gần 100 phương tiện. Tất cả những phương tiện này trước 0 giờ ngày 3/5, Công ty BOT đã cập nhật vào phần mềm và thực hiện theo quy định là giảm giá vé.

Bên cạnh đó, ông Thìn cho biết thêm: Để đảm bảo ANTT trong khu vực và an toàn giao thông cho hoạt động của trạm thu phí, thời gian qua, nhất là khi bắt đầu vào thu phí, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh xuống xã, thôn đã phối hợp, giúp đỡ Công ty thực hiện chặt chẽ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân để toàn thể nhân dân và các tổ chức hiểu rõ các quy định của pháp luật trong công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại Trạm thu phí đường Hòa Lạc – Hòa Bình. Đặc biệt là lực lượng Công an tỉnh, Công an huyện Kỳ Sơn đã vào cuộc nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của bà con trong khu vực, kịp thời giải quyết băn khoăn, thắc mắc và phối hợp với Công ty BOT để giải quyết công việc trong quá trình chuẩn bị thu phí đường.

Được biết, mức giá chung cho các phương tiện theo Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mệnh giá thấp nhất là 35.000 đồng/vé/ lượt và cao nhất là 180.000 đồng/vé/lượt. Mức giá áp dụng cho các đối tượng thuộc phạm vi nêu trong Văn bản số 2223, ngày 12/3/2019 của Bộ GTVT về giảm giá vé áp dụng cho Trạm thu phí Km 17+100 đường Hòa Lạc - Hòa Bình quy định: Đối với xe buýt vận tải hành khách công cộng miễn 100%; đối với phương tiện không sử dụng để kinh doanh có mệnh giá thấp nhất 17.000 đồng/vé/lượt, cao nhất 90.000 đồng/vé/ lượt; đối với các loại phương tiện khác mệnh giá thấp nhất 24.000 đồng/vé/lượt, cao nhất 126.000 đồng/vé/ lượt.

Đường Hòa Lạc - Hòa Bình có chiều dài gần 26 km, trong đó qua địa bàn tỉnh ta 19,3 km, riêng qua huyện Kỳ Sơn hơn 16 km. Đây là tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, vận tốc tối đa 80km/giờ. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 2.700 tỷ đồng, thời gian thu phí hơn 27 năm. Từ khi tuyến đường đi vào hoạt động đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP Hòa Bình về Hà Nội từ 120 phút xuống còn 60 phút. Xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức BOT nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang đường bộ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội. Đồng thời tăng hiệu quả khai thác đại lộ Thăng Long cũng như giảm tải lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến quốc lộ 6. Kỳ vọng tuyến đường sẽ tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT - XH cho tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc.

Hoàng Nga

Các tin khác


Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Phòng trừ rầy nâu hại lúa cuối vụ mùa

(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở các tỉnh phía Bắc từ nay đến cuối vụ mùa thời tiết còn diễn biến phức tạp, có thể xảy ra những đợt mưa kéo dài kèm dông, lốc, gió mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh thành dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để bảo vệ sản lượng, năng suất lúa vụ mùa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến của đối tượng rầy nâu (tập đoàn rầy) hại lúa, chủ động xử lý kịp thời các ổ dịch dưới sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ chuyên môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục