(HBĐT) - Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) được ví như cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người nông dân và cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại của tỉnh. Nhằm cải tạo đồng ruộng, hình thành nhiều thửa ruộng diện tích lớn, thuận lợi cho việc tưới, tiêu và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, huyện Lạc Sơn thực hiện thí điểm việc DĐĐT tại 17/28 xã. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, huyện gặp khó khăn cần tháo gỡ.


Người dân xóm Át, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) thực hiện dồn điền, đổi thửa trồng bí xanh đem lại giá trị kinh tế cao.

Theo thống kê, tổng diện tích đất lúa của huyện Lạc Sơn là 5.356 ha với 207.864 thửa. Diện tích đã DĐĐT 129,85 ha (17/28 xã có diện tích đất lúa thực hiện DĐĐT).Tổng diện tích đất màu 1.049 ha với 18.429 thửa. Diện tích đã dồn đổi 34,6 ha (8 xã thực hiện dồn đổi đất trồng màu).Đến nay, có 11/28 xã chưa có diện tích đất DĐĐT gồm: Ân Nghĩa, Bình Chân, Bình Hẻm, Định Cư, Văn Sơn, Chí Thiện, Văn Nghĩa, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Quý Hòa, Miền Đồi.

Năm 2018, khi bắt đầu thực hiện, 28/28 xã đã thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT. Với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các cấp và cơ chế, chính sách hỗ trợ trong công tác DĐĐT, một số địa phương chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất theo hướng hàng hóa nên người dân nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều địa phương chủ yếu là ruộng bậc thang, việc dồn điền khó thực hiện, mới triển khai việc đổi thửa giữa các hộ với nhau. Mặt khác, với đặc điểm phân hạng nhiều loại đất, hệ thống thủy lợi tưới, tiêu không đồng bộ, hệ thống giao thông nội đồng đi lại khó khăn gây trở ngại cho công tác DĐĐT. Một bộ phận nông dân chưa nhận thức đầy đủ về công tác DĐĐT, sản xuất còn manh mún, mạnh ai người đấy làm. Kinh phí dành cho công tác DĐĐT chưa bố trí được,phụ thuộc vào hỗ trợ từ ngân sách cấp trên...

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Để từng bước tháo gỡ khó khăn trong thực hiện DĐĐT, trước hết, các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm cải thiện tư duy để người dân nhận thức đúng, đầy đủ, từ đó hiểu rõ sự cần thiết, hiệu quả và lợi ích lâu dài của việc DĐĐT, tích cực tham gia thực hiện. Chính quyền địa phương các cấp cần vào cuộc quyết liệt hơn trong triển khai;xây dựng phương án DĐĐT cụ thể, đảm bảo quy trình,nguyên tắc dân chủ, công khai, tự nguyện đúng theo chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, phù hợp với điều kiện,đặc điểm, thế mạnh của mỗi địa phương.Cùng với đó, thúc đẩy tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp tạo quỹ đất lớn thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới, trang trại, gia trại đầu tư, mở rộng sản xuất.Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện quy hoạch, nâng cao diện tích, từ đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cùng trà, cùng giống, cùng quy trình kỹ thuật... gắn với thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng việc tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi thông qua việc thu hồi, bàn giao, chuyển quỹ đất sử dụng kém hiệu quả của các công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp, quỹ đất do cấp xã quản lý và của các tổ chức khác đảm bảo điều kiện thuận lợi phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

Trong thời gian tới, huyện Lạc Sơn chỉ đạo các xã tiếp tục quy hoạch các khu cánh đồng để thực hiện phương án DĐĐT theo 3 hình thức: DĐĐT áp dụng trên những diện tích tương đối bằng phẳng, có khả năng cải tạo mặt bằng; dồn điền nhưng không đổi thửa: các hộ dân có ruộng trong cùng một xứ đồng, cùng đặc điểm đất đai, đồng thuận phá bỏ các bờ thửa phân chia các thửa ruộng nhỏ thành những thửa ruộng lớn thuận lợi để cơ giới hóa. Hình thức này cũng rất phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để sản xuất theo hợp đồng liên kết sản xuất,tiêu thụ sản phẩm; đổi thửa nhưng không dồn điền: hình thức này phù hợp trên chân ruộng bậc thang, đất bưa bãi, khó có thể cải tạo mặt bằng. Mục đích là đưa các thửa ruộng của cùng một hộ về cùng một địa điểm để thuận lợi hơn trong canh tác cho mỗi hộ. Dự kiến, kinh phí cho công tác DĐĐT trung bình là 5 triệu đồng/ha, trong đó 3,5 triệu đồng cho công tác đo đạc,1,5 triệu đồng để cấp lại quyền sử dụng đất.

Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục