Mặc dù đã có những giải thích từ các chuyên gia về hoá đơn tiền điện tăng là do điều hoà nhưng nhiều người sử dụng điện vẫn chưa tin vào công tơ điện tử.
Kiểm tra công tơ điện tử. Ảnh EVN
Ngay đầu mùa nắng nóng, khi có nhiều ý kiến về tiền điện trong hoá đơn tăng bất thường, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã lên tiếng giải thích: Khi vào mùa nắng nóng, các hộ khách hàng sử dụng nhiều các thiết bị làm mát, nên tiêu thụ nhiều điện, nhất là máy lạnh. Bản thân các thiết bị làm mát cũng phải hoạt động nhiều hơn khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng, nên càng tốn nhiều điện hơn.
Các Tổng công ty Điện lực đã thông tin lưu ý khách hàng khi điện năng tiêu thụ tăng cao so với tháng trước, để khách hàng chủ động kiểm tra việc sử dụng điện của mình, được ghi chú trong thông báo tiền điện gửi đến khách hàng.
Theo chỉ đạo của EVN, các Tổng công ty điện lực thực hiện phúc tra chỉ số công tơ do bộ phận độc lập thực hiện với 100% hóa đơn có mức tăng trên 30%, trước khi phát hành tới khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình vẫn cho rằng công tơ điện tử hiện nay là chưa chính xác, thậm chí nghi ngờ. Bạn đọc Nguyễn Văn Hải gửi ý kiến: "Từ ngày thay cái công tơ điện tử tiền điện tăng dần đều, nghi ngờ điện lực điều khiển được tất cả công tơ điện tử bằng phần mềm”. Một bạn đọc khác bình luận "Công tơ điện giờ có thể điều khiển từ xa thì làm sao dân giám sát được”.
Bạn đọc Bùi Lan cho hay: "Tôi đã thử lắp thêm công tơ trong nhà thì có chênh lệch nhau hỏi bên điện lực họ trả lời chênh nhau là do tiêu hao đường dây từ công tơ vào trong nhà trong khi dây bọc chứ không phải trần”.
Thực tế tâm lý thì có nhiều ý kiến hoài nghi về sự tác động để làm thay đổi chỉ số công tơ điện tử.
Mặc dù vậy, đây có thể chỉ là vấn đề tâm lý, các chuyên gia về thiết bị điện tử cho rằng việc cơ quan điện lực tác động để công tơ điện tử quay nhanh hơn là không thể. Lý do, các thiết bị khi lắp cho khách hàng đều có tem kiểm định và giấy chứng nhận, nghĩa là do bên thứ ba cung cấp chứ ngành điện không sản xuất công tơ. Bởi thế không thể có khả năng cài chip hay phần mềm để làm tăng chỉ số công tơ điện tử.
Mặt khác EVN cũng chỉ đạo thực hiện phúc tra chỉ số công tơ do bộ phận độc lập thực hiện với 100% hóa đơn có mức tăng trên 30%, trước khi phát hành tới khách hàng.
Về giải pháp, anh Anh Dũng- một bạn đọc của Lao Động cũng đặt vấn đề: EVN cần phải ứng dụng công nghệ số cho phép khách hàng truy cập kiểm tra chỉ số điện năng tiêu thụ hàng ngày để tránh sai số khi chốt chỉ số điện năng tiêu thụ của các hộ gia đình mỗi tháng.
Theo Báo Lao động
(HBĐT) - Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh, đến hết tháng 5/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 3.208 tỷ đồng, với trên 130 nghìn khách hàng vay vốn. Trong đó, doanh số cho vay trong tháng 5 đạt gần 108 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt gần 492 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Việt Nam đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô và mức độ hiện đại, nhưng đại dịch COVID-19 vừa qua cho thấy, sự phát triển này vẫn chưa tương xứng với sản xuất do quy mô doanh nghiệp nhỏ, năng lực chế biến còn hạn chế.
Nhiều khách hàng "ngã ngửa” khi cầm trong tay hoá đơn tiền điện kỳ tháng 5.2020, khi tiền điện tăng gấp 2, thậm chí gấp 4 so với những tháng trước đó. Đại diện Tổng Công ty điện lực Hà Nội cho biết, "thủ phạm” khiến hoá đơn tiền điện tăng cao trong tháng 5 do khách hàng "sử dụng nhiều điều hoà nhiệt độ” vào những ngày Hà Nội nắng nóng gay gắt.
(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính (BCĐ CCHC) tỉnh diễn ra sáng 16/6. Cuộc họp nhằm đánh giá kết quả chỉ số CCHC năm 2019 của tỉnh; bàn công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến ngành BHXH, nhất là công tác thu nợ. Việc đối chiếu, thu nợ, thanh, kiểm tra các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT không thực hiện được, dẫn đến số nợ đọng còn tương đối cao. Nhiều đơn vị do không bố trí được việc làm cho người lao động, dẫn đến số lao động cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp giảm tương đối lớn.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông - xuân 2019-2020 là 66 nghìn ha, vượt 0,7% kế hoạch; trong đó, diện tích cây có hạt 33,7 nghìn ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 17 vạn tấn. Để vụ hè - thu, vụ mùa 2020 được triển khai trong những điều kiện tốt nhất, các địa phương đã chỉ đạo ngành chuyên môn chuẩn bị vật tư nông nghiệp, giống, phân bón đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân.