(HBĐT) - Trong giai đoạn 2015 - 2020, UBND TP Hòa Bình luôn bám sát nghị quyết của cấp uỷ và HĐND thành phố để xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH. Chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn trong SX-KD cho các doanh nghiệp. Phối hợp với các sở, ngành giải quyết kịp thời vướng mắc có liên quan đến công tác bồi thường, GPMB các dự án triển khai trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư và cải cách thủ tục hành chính. Khai thác hiệu quả lợi thế vùng động lực.


Nhờ sản xuất, kinh doanh hiệu quả, 2 năm liên tục (2017 - 2018), Công ty CP Sơn Thủy, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được nhận Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của UBND tỉnh.

Từ đó, kinh tế của thành phố luôn duy trì tăng trưởng ở mức khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, CN - XD; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Những năm qua, lĩnh vực dịch vụ của thành phố tiếp tục phát triển cả về quy mô, đa dạng hóa ngành nghề. Nhiều dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi đáng kể diện mạo đô thị, tạo tiền đề cơ bản xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị loại II như: Dự án Shophouse Vincom, Trung tâm thương mại và khách sạn Hoàng Sơn Plaza, khu dịch vụ khách sạn và thương mại tổng hợp Định Nhuận... Hệ thống chợ tiếp tục phát triển, góp phần thúc đẩy SX-KD, tiêu thụ hàng hóa, bảo đảm nhu cầu mua bán của Nhân dân.

Bên cạnh đó, thành phố luôn chú trọng xây dựng chiến lược, giải pháp phát triển du lịch. Xây dựng và thực hiện các cơ chế thu hút đầu tư để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, đa đạng hóa sản phẩm du lịch lợi thế theo hướng chất lượng cao. Đồng thời, liên kết xây dựng các tuyến du lịch nội thành, liên huyện, liên tỉnh.   

Lĩnh vực CN - TTCN, xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá. Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các cơ sở TTCN tăng mạnh. Các sản phẩm tập trung chủ yếu là may mặc, phụ kiện, linh kiện điện tử. Ngành nghề truyền thống được phát huy như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ mộc dân dụng, may mặc, gia công cơ khí... Ngành xây dựng hoạt động sôi động, nhất là khu vực doanh nghiệp và dân cư. 

Đặc biệt, thành phố chú trọng cải thiện môi trường thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư, huy động có hiệu quả các nguồn lực của địa phương. Thành phố hiện có 102 dự án được cấp phép đầu tư. Sau sáp nhập, thành phố hiện có 3 cụm công nghiệp (CCN), gồm: CCN Yên Mông (khu 1, khu 2); CCN Chăm Mát - Dân Chủ; CCN Tiên Tiến với tổng diện tích 128 ha và 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: KCN bờ trái sông Đà; KCN Mông Hóa; KCN Yên Quang. Trong đó, KCN bờ trái sông Đà thu hút 20 doanh nghiệp (17 doanh nghiệp trong nước, 3 doanh nghiệp FDI). Trong nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Kỳ Sơn thu hút 138 dự án đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp, du lịch, thương mại - dịch vụ, tổng vốn đăng ký trên 60.981 tỷ đồng  (có 1 dự án FDI); đóng góp ngân sách trên 500 tỷ đồng.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, CN-TTCN-XD và du lịch không chỉ tạo diện mạo mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, mà còn có ý nghĩa quan trọng để thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Đức Phượng


Các tin khác


Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Khu công nghiệp Nhuận Trạch

(HBĐT) - Kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch (Lương Sơn) mới đây, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo đưa KCN này là công trình dự án trọng điểm của tỉnh để tập trung chỉ đạo, xây dựng KCN Nhuận Trạch trở thành hình mẫu về phát triển hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế bền vững.

Hơn 700 đại biểu sẽ tham dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28/5 với sự tham gia của hơn 700 đại biểu.

Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt trên 671 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) trên địa bàn tỉnh đạt 88,2 tỷ đồng/4.559 lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ cho vay NS&VSMTNT đạt trên 671 tỷ đồng/38.451 khách hàng còn dư nợ.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 26/5, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, do ông Mario Ronconi, Vụ trưởng phụ trách Nam Á - Đông Nam Á tại Cục châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông thuộc Tổng cục Đối tác quốc tế làm trưởng đoàn, nhằm giới thiệu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như cơ hội hợp tác giữa Hoà Bình và Liên minh châu Âu. 

Tổng kết Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 26/5, tổ chức Helvetas, Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn CCRD phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tham dự có đại diện Liên minh Châu Âu, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành...

Phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2021 - 2023, sản xuất trồng trọt của tỉnh đạt được những kết quả tích cực; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với thị trường, phát triển bền vững. Quy mô sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, tăng hiệu quả sản xuất, năng suất lao động nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục