(HBĐT) - Tận dụng lợi thế điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, huyện Tân Lạc chú trọng phát triển các sản phẩm đặc thù là cây bưởi đỏ, bưởi da xanh ở các xã vùng thấp, dọc quốc lộ 12B và một số xã trên địa bàn; phát triển các loại rau ôn đới tại vùng cao đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân.


Người dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) trồng rau su su thu về từ 180 - 200 triệu đồng/ha. 

Huyện đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Chỉ đạo các xã, thị trấn chuyển đổi 2.500 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả cao hơn; cải tạo trên 670 ha vườn tạp trồng các loại cây phù hợp như bưởi, lạc, bí, dưa hấu ở vùng thấp; mía ở vùng thượng, vùng sâu; su su, tỏi tía ở vùng cao. Thực hiện Nghị quyết số 10 của Huyện ủy về phát triển vùng bưởi đỏ, bưởi da xanh, diện tích loại cây trồng này tăng mạnh. Đến tháng 7/2020, diện tích bưởi của huyện đạt 1.105 ha, trong đó, diện tích cho sản phẩm khoảng 900 ha; sản lượng bình quân 30 tấn/ha, giá bán bình quân 20.000 đồng/quả, thu nhập từ 400 - 700 triệu đồng/ha, tùy theo mức độ thâm canh của người trồng. Cây bưởi đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập cao, góp phần quan trọng phát triển kinh tế cho người dân. Nhiều hộ đã cải tạo vườn tạp, đầu tư thâm canh, thực hiện quy trình sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Cùng với phát triển diện tích bưởi, huyện định hướng phát triển các loại rau ôn đới, nhất là rau su su tại các xã vùng cao. Đến nay, diện tích su su của huyện duy trì khoảng 90 ha, tập trung ở xã Quyết Chiến (65 ha). Su su là loại rau phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng các xã vùng cao, đem lại hiệu quả khá cao cho người dân. Tính trung bình thu nhập rau su su đạt từ 180 - 200 triệu đồng/ha. Huyện cũng chỉ đạo người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện quy trình sản xuất khép kín theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, quan tâm đến xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đăc trưng. Bộ KH&CN đã công nhận nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp của huyện như: "Rau su su Quyết Chiến”, "Bưởi đỏ Tân Lạc”, "Quýt Nam Sơn”.

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc và rau su su Quyết Chiến được người tiêu dùng cả nước biết đến, đánh giá cao, đó là lợi thế để phát triển trong thời gian tới. Định hướng phát triển sản phẩm nông nghiệp của huyện nói chung, sản phẩm rau su su, sản phẩm bưởi sẽ không tăng thêm diện tích trồng mới, mà tập trung chăm sóc, phát triển diện tích đã có theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hướng tới sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn hữu cơ đến tay người tiêu dùng. Việc xây dựng, quản lý thương hiệu cho các sản đạt chuẩn OCOP được quan tâm. Trong đó, sản phẩm bưởi đỏ đã được UBND tỉnh công nhận là đạt chuẩn OCOP năm 2019, sản phẩm rau su su đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP năm 2020.

Định hướng thời gian tới, huyện tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm rau. Hỗ trợ các hợp tác xã nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Quy hoạch lại vùng sản xuất rau su su tại các xã: Quyết Chiến, Vân Sơn, Ngổ Luông. Mở rộng diện tích trồng rau ôn đới gắn với phát triển rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.


Linh Trang

Các tin khác


Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục