(HBĐT) - Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa chính thức ra mắt ngày 21/11, tại Hà Nội. Hội đồng thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, được thành lập với mong muốn kết nối các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước, cùng chia sẻ, hỗ trợ nhau để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển KT-XH nói chung, ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới.


Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chúc mừng Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ra mắt.

Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có 7 thành viên, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP T&T 159 Hòa Bình làm Chủ  tịch Hội đồng. Nhiệm vụ cụ thể Hội đồng đặt ra bao gồm: Tăng cường kết nối và xúc tiến thương mại, phát triển mở rộng thị trường, tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm nông nghiệp an toàn và hữu cơ; kết nối, mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho sản phẩm nông nghiệp; tìm kiếm, lựa chọn giống, công nghệ, quy trình chế biến phù hợp với mô hình canh tác; kết nối, xúc tiến đầu tư vào các mô hình chế biến sâu trong nông nghiệp. Việt Nam có tới 7.500 doanh nghiệp nông nghiệp, nhưng nhìn chung vẫn manh mún, tự cung tự cấp, quy mô nhỏ. Vì vậy, sự ra mắt của Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra cộng đồng nông nghiệp lớn mạnh.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về nông nghiệp nhưng sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, phần lớn là sản xuất thô, năng suất không cao… Để Việt Nam trở thành "bếp ăn" của thế giới, chìa khóa ở đây là doanh nghiệp và nông dân, trong đó, doanh nghiệp phải ở vị trí trung tâm. Tức là nông nghiệp phải phát triển theo chuỗi, phải có hệ sinh thái cho nông nghiệp, không chỉ sản xuất thô mà phải chế biến, không chỉ có nông nghiệp công nghệ cao mà còn phải có nông nghiệp hữu cơ, đặc sản. Nhiệm vụ đặt ra đối với Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phải làm sao để các doanh nghiệp rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp, liên kết để cùng nhau đi ra thế giới.  

Công ty CP T&T 159 Hòa Bình là doanh nghiệp tiên phong vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn, để tổ chức thực hiện khá thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi tuần hoàn, xử lý triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong cả quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

L.C

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục