(HBĐT) - Với 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trong đó, 60 xã thuộc khu vực 3; 13 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực 2, có 74 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); 74,4% dân số thuộc vùng đồng bào DTTS…, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nâng cao đời sống Nhân dân ở những vùng này.


Nhà văn hóa xóm Giác, xã Phú Vinh (Tân Lạc) được sửa sang, nâng cấp, phục vụ sinh hoạt cộng đồng của người dân.

Cách trung tâm huyện khoảng 28 km, đồng đất khô hạn vì không có sông, suối, nguồn sống của người dân chủ yếu dựa vào ngô, mía, chăn nuôi…, nhưng thu nhập bình quân của người dân xã Phú Vinh (Tân Lạc) đã đạt 36,5 triệu đồng/năm (năm 2020). Đường làng, ngõ xóm được đầu tư, nâng cấp thuận tiện cho việc giao thương, trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng, đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Đồng chí Đinh Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Kết quả đó có được phần lớn dựa vào hỗ trợ từ các chương trình, dự án của T.Ư, của tỉnh, trong đó có Chương trình 135.

Theo thống kê, trong 3 năm (2018-2020), ngân sách T.Ư đã hỗ trợ 501.616 triệu đồng, ngân sách tỉnh chi 10.000 triệu đồng thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn toàn tỉnh. Khi triển khai đã huy động Nhân dân đóng góp 20.145 triệu đồng, các tổ chức quyên góp ủng hộ 12.500 triệu đồng thực hiện các dự án phát triển sinh kế, hạ tầng… Theo đó, trong 3 năm đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 650 công trình giao thông, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học và hạng mục phụ trợ, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện và một số công trình khác. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng 889 công trình sau đầu tư. Các công trình được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng đã, đang phát huy hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, góp phần phát triển KT-XH tại các xã ĐBKK.

Với dự án phát triển sinh kế thuộc Chương trình 135 đã hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị sản xuất nông, lâm nghiệp… cho khoảng 33.929 hộ. Hỗ trợ nhân rộng khoảng 45 mô hình giảm nghèo cho 2.944 hộ. Các nội dung hỗ trợ được đề xuất từ nhu cầu thực tế tại cơ sở, khi triển khai thực hiện đáp ứng được nguyện vọng của hầu hết các hộ nghèo.

Để giúp bà con được tiếp cận KH-KT trong trồng trọt, chăn nuôi; phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, các sở, ngành hữu quan đã mở khoảng 215 lớp đào tạo, tập huấn cho 10.976 lượt người. Nội dung đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. Đối tượng được đào tạo là cán bộ xã, xóm và cộng đồng, được trang bị, bổ sung kiến thức về quản lý đầu tư, giám sát; phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở... Từ đó, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cộng đồng về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án, chính sách trên địa bàn.

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Chương trình 135 là một trong những dự án thành phần của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở thực hiện lộ trình giảm nghèo bền vững, những năm qua, tỉnh luôn sát sao lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Việc đầu tư, hỗ trợ vùng ĐBKK, vùng đồng bào DTTS không ngừng được tăng cường, góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, miền núi. Đến nay, 100% xã trên địa bàn tỉnh có đường ô tô đến trung tâm; 99,8% hộ DTTS đã được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã vùng DTTS&MN có trường mầm non, tiểu học, THCS, đáp ứng yêu cầu học tập của con em trong độ tuổi; 100% xã có trạm y tế đủ điều kiện để khám, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS đạt 33,66 triệu đồng/năm. Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tiếp tục tham mưu cho tỉnh thực hiện tốt hơn nữa các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS, tạo lực đẩy phát triển KT-XH ở những vùng khó khăn này.


Thúy Hằng


Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục