(HBĐT) - Tập trung bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến đường trọng điểm, huy động sức dân tham gia làm đường giao thông nông thôn (GTNT). Đó là những giải pháp huyện Lạc Thủy tích cực triển khai nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân.


Hệ thống đường giao thông nông thôn thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của Nhân dân.

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện, tổng số km đường bộ hiện có của huyện hơn 906 km, trong đó, 6 km đường bê tông nhựa, 79,69 km đường nhựa, hơn 460 km đường bê tông xi măng, hơn 146 km đường cấp phối, hơn 43 km đường cứng hóa khác và còn hơn 169 km đường đất. Năm 2020, toàn huyện cứng hóa được hơn 33 km.

Trong những năm qua, huyện đã huy động các nguồn lực để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Thực hiện đề án cứng hóa GTNT giai đoạn 2017 - 2020, đã có gần 28 km/53 tuyến đường của huyện được phê duyệt kế hoạch năm 2017 - 2020; hơn 8 km/17 tuyến đường đang chuẩn bị triển khai thi công; hơn 15 km/31 tuyến đường đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2020, huyện đã bố trí hơn 77 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đồng chí Bùi Văn Chương, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết: Tình trạng kỹ thuật các tuyến đường, cầu, ngầm hiện đang khai thác đảm bảo kết cấu, quy mô, phát huy được tính năng, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế địa phương. Cùng với việc xây dựng các tuyến đường mới, Ban ATGT huyện thường xuyên phối hợp Thanh tra giao thông tỉnh, Chi cục Quản lý đường bộ, các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra, nhắc nhở, lập biên bản các trường hợp xây dựng nhà ở, lều quán, xây dựng tường bao vi phạm hành lang giao thông, đề nghị các hộ tự tháo dỡ theo quy định. Giải tỏa họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường, tuyên truyền các hộ không được xây dựng công trình trọng phạm vi hành lang giao thông. Tháng 8/2020, Ban ATGT huyện đã phối hợp ra quân xử lý các vi phạm trên tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận của huyện, trong đó, đã giải tỏa 25 điểm cây cối che khuất tầm nhìn, thu giữ 2 biển quảng cáo vi phạm hành lang giao thông, lập biên bản 2 điểm trạm trộn bê tông tươi để cát chảy xuống rãnh thoát nước, nhắc nhở 13 hộ chế tác đá cảnh vi phạm hành lang giao thông. Vận động, xử lý 32 trường hợp vi phạm hành lang giao thông như biển quảng cáo, mái che, để vật liệu, ô che... trên tuyến quốc lộ 21.

Năm 2020, huyện đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân tham gia làm GTNT. Qua triển khai 2 đợt chiến dịch đã thực hiện duy tu, sửa chữa 330/330 km đường huyện, xã, thôn, ngõ xóm, nội đồng, đạt 100% kế hoạch; đào, vét rãnh thoát nước được 265/265 km; phát quang tầm nhìn hai bên đường hơn 270 nghìn m2, đạt 100% so với kế hoạch; sửa chữa 7/7 vị trí cầu phao, cầu gỗ qua suối, sông; đào, đắp đất, đá các loại, vá ổ gà hơn 2.300 m3; hót đất sạt lở gần 1.400 m3. Để đạt kết quả trên, toàn huyện huy động hơn 4.500 ngày công của Nhân dân, tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Ngoài 2 đợt chiến dịch, huyện đã chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn thường xuyên tổ chức duy tu, bảo dưỡng đường giao thông qua hình thức giao các hội, tổ, đội, nhóm hộ tự quản có trách nhiệm quản lý, duy tu, sửa chữa các tuyến đường được giao, đảm bảo cho người và phương tiện tham gia giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện.

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Chương, Phó trưởng Phòng KT - HT huyện, hiện trên địa bàn huyện vẫn còn một số tuyến đường đã xuống cấp, chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp, như tuyến đường Đồng Tâm - Gia Viễn và một số tuyến đường liên xã, trục xã, trục thông xóm; các cầu, ngầm bị xuống cấp như cầu Rộc Rong, cầu Đại Thắng, xã An Bình... Đây là những tuyến đường trọng yếu, vì vậy, thời gian tới, huyện tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án, nguồn lực để đầu tư nâng cấp. Bên cạnh đó, đối với các tuyến quốc lộ qua địa bàn, tình trạng xe quá khổ, quá tải vẫn diễn ra, theo phân cấp quản lý, việc tuần tra, kiểm soát thuộc lực lượng chức năng Công an tỉnh, do đó, huyện đã đề xuất lực lượng chức năng tăng cường phối hợp để xử lý.


Phương Linh


Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục