(HBĐT) - Nhận thấy những tính năng vượt trội cũng như tiềm năng, lợi thế của các loại dược liệu quý tại Hòa Bình, tháng 6/2017, Công ty TNHH MTV Thương Hảo, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) được thành lập với mục tiêu chế biến sâu các sản phẩm dược liệu đặc trưng của tỉnh, trong đó lựa chọn cà gai leo là sản phẩm chủ lực.


 

Công ty TNHH MTV Thương Hảo giới thiệu các sản phẩm từ cà gai leo tại thị trường Hà Nội.

 

Anh Lê Văn Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương Hảo cho biết: Nhận thấy cà gai leo là loại thảo dược quen thuộc, mọc ở khắp nơi, có nhiều ở các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình… tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu nguồn nguyên liệu, đầu ra của thị trường để sản xuất các sản phẩm từ cà gai leo.

Không đơn thuần chỉ là bài thuốc dân gian truyền miệng, cà gai leo đã được nhiều bệnh viện nghiên cứu, ứng dụng thực tế với người bệnh, mang lại một số hiệu quả nhất định. Tiêu biểu như Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 354, Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định… ứng dụng cà gai leo vào quá trình điều trị bệnh viêm gan B, men gan cao. Tại Hòa Bình, cà gai leo được bà con đưa vào trồng quy hoạch, do hợp khí hậu, thổ nhưỡng nên có dược tính tốt. Tuy nhiên, do các cơ sở sản xuất, trồng trọt còn manh mún, chưa tập trung, diện tích trồng tự phát, sản phẩm thường bị rớt giá so với thị trường. Vì vậy, Công ty Thương Hảo đã nghiên cứu, cho ra đời những dòng sản phẩm được chiết xuất từ cà gai leo phù hợp thị hiếu người tiêu dùng: sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, tiện dụng.

Với việc được đầu tư bài bản, có quy trình, có nghiên cứu nắm bắt thị trường, các sản phẩm trà được sản xuất từ cây cà gai leo của Công ty Thương Hảo được khách hàng đón nhận, tin dùng. Sản phẩm trà túi lọc của công ty khắc phục được hầu hết các nhược điểm của những sản phẩm trà đã có trên thị trường như: Nước trà đục do bụi trà, không sử dụng chất phụ gia và nguyên liệu bảo quản nhưng vẫn giữ đậm vị trà… Sở dĩ có được những lợi thế đó bởi công ty đặc biệt chú trọng sử dụng nguyên liệu đầu vào theo tiêu chuẩn GACP - WHO, xưởng sản xuất đạt chuẩn ATVSTP, mẫu mã sản phẩm bắt mắt… Hiện nay, ngoài trà cà gai leo túi lọc, công ty mở rộng nhiều loại sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược quý của Hòa Bình như cao uống cà gai leo; trà túi lọc giảo cổ lam; cao xạ đen, trà quả xạ đen. Hiện tại, tất cả các sản phẩm của Thương Hảo đều sử dụng tem truy xuất nguồn gốc của chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản an toàn tỉnh Hoà Bình, do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản quản lý hệ thống.

Nhờ không ngừng cải thiện chất lượng, sau 3 năm thành lập, phát triển, các sản phẩm trà được sản xuất từ nguyên liệu cà gai leo của Công ty TNHH MTV Thương Hảo đã có mặt ở gần 20 tỉnh, thành phố, qua nhiều kênh phân phối như trung tâm thương mại, hệ thống bán lẻ, siêu thị, tạp hóa…, nhận được những phản hồi ngày càng tích cực hơn từ khách hàng. Hai năm trở lại đây, các sản phẩm từ cà gai leo do Công ty Thương Hảo sản xuất đã gia nhập các sản phẩm OCOP của tỉnh. Mới đây, sản phẩm trà cà gai leo túi lọc của công ty được UBND tỉnh đánh giá đạt 3 sao theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP quốc gia.

Đinh Hòa

Các tin khác


Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục