(HBĐT) - Xã Lâm Sơn (Lương Sơn) có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển diện tích rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả, đem lại nguồn nguyên liệu phấn hoa dồi dào, đa dạng cho việc nuôi ong lấy mật của người dân.


Sản phẩm mật ong của HTX ong mật Lâm Sơn (Lương Sơn) được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Với việc xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020, mật ong và các sản phẩm từ ong của HTX ong mật Lâm Sơn được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Với vị trí giáp Thủ đô Hà Nội, đây là lợi thế giúp sản phẩm mật ong Lâm Sơn dễ tiếp cận nhiều khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Mật ong Lâm Sơn có nguồn gốc từ các hộ thành viên HTX ong mật Lâm Sơn, với kinh nghiệm hơn 30 năm nuôi ong. Ban đầu, mật ong được lấy bằng đõ gốc cây của 5 - 10 hộ, mỗi hộ có từ 305 đõ, thu hoạch bằng cách vắt, sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ gia đình và làm quà biếu người thân. Năm 2019, HTX ong mật Lâm Sơn được thành lập nhằm liên kết trong sản xuất, tìm thị trường ổn định tiêu thụ mật ong. Đến nay, toàn xã có hơn 30 hộ nuôi ong, hộ nuôi nhiều lên tới 200 đàn, nâng tổng số đàn ong của xã có thời điểm lên tới 2.500 đàn, sản lượng từ 13 - 15 tấn mật/năm; chưa kể các sản phẩm khác từ ong như phấn hoa, sữa ong chúa và sáp ong. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, khai thác sản phẩm bằng máy quay ly tâm, lắng lọc hạ thủy phần nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, giữ nguyên màu sắc, mật ong Lâm Sơn trở thành đặc sản nổi tiếng tại địa phương. Với ưu điểm vượt trội về chất lượng cùng giá bán hợp lý, tạo cho mật ong Lâm Sơn có lợi thế cạnh tranh.

Bằng truyền thống, kinh nghiệm dày dặn trong việc nuôi ong của các thành viên, HTX ong mật Lâm Sơn khai thác hiệu quả nguồn lợi từ ong giống, một mặt tiết kiệm được chi phí sản xuất, không cần bỏ vốn đầu tư ong giống, mặt khác nhân giống, bảo tồn loài ong quý lưu truyền lại từ các thế hệ trước. Giống ong thuần chủng đã thích nghi điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương, có khả năng sinh trưởng, miễn dịch tốt, cho chất lượng mật thơm, trong. Bên cạnh đó, hiểu rõ tập tính sinh học của đàn ong, nắm được nguồn phấn hoa mùa nào thức ấy của địa phương di chuyển đàn ong đến các địa điểm kiếm mật (keo rừng, nhãn, vải, táo tự nhiên) để nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong.

Ông Lê Đình Khuê, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX cho biết: Cùng với sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, HTX ong mật Lâm Sơn đẩy mạnh kiện toàn bộ máy quản lý, thu hút, mở rộng số lượng thành viên và các hộ dân trên địa bàn liên kết, tham gia vào mô hình nuôi ong lấy mật. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm từ bao bì, nhãn mác, mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm mật ong Lâm Sơn - sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh vươn ra thị trường trong nước và hướng tới thị trường quốc tế.


Hải Linh


Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục