(HBĐT) - Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến các lĩnh vực KT-XH. Hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh cũng chịu tác động nặng nề của dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hút đầu tư, tiến độ đầu tư hạ tầng, hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp (DN). Một số DN không có nguyên, vật liệu để sản xuất, hoặc sản xuất ra không thể xuất khẩu, dẫn đến tình trạng phải cắt giảm, cho lao động nghỉ luân phiên, hay phải chuyển đổi sang sản xuất mặt hàng khác, nhằm duy trì hoạt động. Thậm chí có DN phải đóng cửa, tạm dừng SX-KD.


Những năm qua, Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình (KCN Lương Sơn) luôn là doanh nghiệp tiêu biểu trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Trước những khó khăn, trở ngại, Ban Quản lý các KCN tỉnh (BQL), nhà đầu tư hạ tầng, DN và công nhân viên, người lao động trong các KCN đã chủ động tham mưu giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy SX-KD. BQL triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, toàn diện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngành, đặc biệt trong công tác phối hợp với các ngành, các cấp triển khai giải pháp thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, chương trình hành động của bộ, ngành T.Ư và kế hoạch chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. DN trong các KCN nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép", vừa siết chặt phòng, chống dịch Covid-19, vừa tranh thủ cơ hội, phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam tại KCN Lương Sơn, 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, thành lập từ tháng 11/2012, chuyên sản xuất linh kiện động cơ xe máy, cung cấp cho khách hàng trong nước. Ông Hideki Wada, Tổng Giám đốc công ty cho biết: Năm 2020, do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, hoạt động SX-KD, doanh thu của công ty giảm sút nhiều so với năm trước. Tuy nhiên, chúng tôi đã tận dụng giai đoạn khó khăn đó, dành những ngày ngừng sản xuất cho đào tạo, nâng cao kỹ năng người lao động và cải tiến dây chuyền để giảm giá thành sản xuất. Theo đó, Nissin đã đầu tư 1 dây chuyền sản xuất modem mới; 1 dây chuyền gia công sản phẩm mới đá mài dùng cho máy công nghiệp với quy mô dự án 62.000 sản phẩm/năm. Hiện, công ty phát triển được sản phẩm mới linh kiện động cơ xe máy và đã giao sản phẩm thành công cho khách hàng. Năm 2021, chúng tôi tiếp tục triển khai sản phẩm mới linh kiện động cơ xe máy, dự kiến giao hàng vào cuối năm.

Điều đáng nói là mặc dù gặp nhiều khó khăn, song, Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam là DN nộp NSNN cao nhất trong số các DN FDI, khoảng trên 25 tỷ đồng và duy trì SX-KD ổn định, giải quyết việc làm cho 180 lao động. Tiền lương bình quân đầu người tăng 8% so với năm 2019, không sa thải 1 lao động nào, thực hiện chi trả 70% lương những ngày dừng sản xuất.

Năm qua, với sự nỗ lực của các nhà đầu tư hạ tầng và DN, trong các KCN của tỉnh đã có nhiều DN tạo dấu ấn vượt khó, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu. Điển hình như Công ty CP COASIA CM Vina, chuyên sản xuất mô-đun camera dùng cho điện thoại thông minh Samsung, đã áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ông Lee Oi Bok, Giám đốc điều hành khối hỗ trợ công ty chia sẻ: Khi dịch Covid-19 bùng phát, chúng tôi được dự báo sẽ gặp nhiều trở ngại trong quá trình tăng trưởng. Song, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các ban, ngành tỉnh Hòa Bình và sự quyết tâm của DN, chúng tôi đã vượt qua được khó khăn, duy trì ổn định trong sản xuất, đạt được mức tăng trưởng doanh số bán hàng ổn định so với năm 2019. Hiện, công ty giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động, bình quân mỗi tháng sản xuất khoảng 10 triệu sản phẩm. Năm 2020, doanh thu của công ty đạt 6.670 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với năm 2019; kim ngạch xuất khẩu đạt 290 triệu USD, tăng trên 43 triệu USD so với năm 2019.

Bên cạnh đó là các Công ty TNHH: Dệt kim Hòa Bình Koyuseni, Sankoh Việt Nam, Seyoung INC, GGS Việt Nam, Esquel, Almine Việt Nam... đã phát triển SX-KD ổn định, có mức tăng trưởng tốt, quan tâm chăm lo đời sống người lao động.

Với sự chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ của BQL, sự năng động, nhanh nhạy để thích ứng với thị trường của nhiều DN đã giúp công tác phát triển các KCN đạt kết quả quan trọng. Năm 2020, có 9 dự án đầu tư mới, đạt 112,5% kế hoạch; 5 dự án mới hoạt động SX-KD, đạt 100%; doanh thu 15.720 tỷ đồng, đạt 104,8%; giá trị xuất khẩu 640 triệu USD, đạt 110,34%; nộp NSNN 200 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Đến hết năm 2020, các KCN của tỉnh có 99 dự án, trong đó có 26 dự án FDI, tổng vốn đăng ký trên 518 triệu USD và 73 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký trên 10.730 tỷ đồng. Có 60 dự án đang SX-KD trong các KCN.

Bình Giang

Các tin khác


Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục