(HBĐT) - Tỉnh ta có vị trí thuận lợi, giáp Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ các tỉnh Tây Bắc, tạo điều kiện cho tỉnh có thể thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo và tiếp cận được các nguồn vốn đầu tư, KHCN, lao động chất lượng cao. Trong tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn, tài nguyên mặt nước tập trung, đất đai dồi dào, độ màu mỡ cao, phù hợp trồng cây gỗ lớn, dược liệu, cây ăn quả các loại... Đây là tiềm năng lớn của tỉnh trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản.


Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lương Sơn được đầu tư đồng bộ, hiện tỷ lệ lấp đầy đã đạt 100%.

Hiện nay, tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình giai đoạn 1 đã xong, là tín hiệu vui để các nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận. Trong chương trình thu hút đầu tư, đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình đã được khởi động, khi hoàn thành, tuyến đường này là sự kết nối hết sức thuận lợi cho phát triển của tỉnh. Ngoài ra, tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu khi được xây dựng, đưa vào khai thác sẽ mở ra cơ hội rất lớn trong kết nối giao thương, thuận lợi cho thu hút các dự án công nghiệp đầu tư vào tỉnh.

Để thúc đẩy phát triển CN - TTCN, từ cuối năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển CN - TTCN đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; trong đó tập trung quy hoạch phát triển các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn... Đồng thời, đã điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). Toàn tỉnh hiện có 8 KCN với tổng diện tích đất quy hoạch 1.510 ha; có 98 dự án đầu tư đã được cấp phép; trong đó, 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 518 triệu USD và 72 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 7.398 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 20 CCN với tổng diện tích đất 800,165 ha. Đến nay, có 14 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 556,4 ha.

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Những năm qua, tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu, CCN. Hiện nay, thu hút đầu tư vào các khu, CCN có tín hiệu tích cực, nhiều nhà đầu tư đã vào tìm hiểu, khảo sát. Các nhà đầu tư thứ cấp đã bắt đầu đầu tư vào các khu, CCN đã được quy hoạch. Ngoài ra, tỉnh ta có thế mạnh về sản xuất điện, cùng với Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trong tỉnh có 10 thủy điện nhỏ đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp và là nguồn đóng góp cho tăng trưởng của ngành.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn sát sao chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp với việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu CN - TTCN và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm là thế mạnh của địa phương, có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến. Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sản xuất công nghiệp (SXCN) theo hướng: Phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của từng địa phương, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả bền vững. Ứng dụng KHCN vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyển giao KHCN. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng...

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với chủ trương phát triển công nghiệp là động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế, là tàu kéo cho các ngành khác cùng phát triển, những năm qua, ngành công nghiệp của tỉnh đã có sức bật mạnh mẽ, thể hiện qua các con số ấn tượng. Theo đó, giá trị SXCN giai đoạn 2016-2020 đạt 163,799 tỷ đồng, tăng 102,12% so với giai đoạn 2011-2015 là 81,039 tỷ đồng. Riêng năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thời tiết cực đoan, song giá trị SXCN vẫn tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm chế biến như: May mặc, sản phẩm điện tử, gạch, ván MDF, xi măng, thức ăn chăn nuôi tăng trưởng từ 10 - 19%. Một số sản phẩm công nghiệp tăng cao trên 20% như: kết cấu thép, các sản phẩm kim loại, hóa chất...

SXCN duy trì tốc độ tăng trưởng khá, một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm công nghiệp có số lượng tăng cao. Đồng thời, cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản. Sản phẩm công nghiệp đa dạng, phong phú. Năng lực SXCN được nâng cao và phát triển nhanh trong các ngành chế tạo điện tử, máy móc, cơ khí, may mặc, khoáng sản, thức ăn gia súc, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm. Đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 334 dự án SXCN, 138 dự án đã đi vào SX-KD; riêng trong các KCN có 89 dự án, trong đó 50 dự án đi vào SX-KD. Trong các CCN có 13 dự án, 6 dự án đi vào hoạt động sản xuất.

Từ những kết quả đạt được trong phát triển công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đã tạo nền móng vững chắc để trong những năm tiếp theo "phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả..." như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định.

Bình Giang

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục