(HBĐT) - Na được trồng trên địa bàn xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) cách đây khoảng 20 năm. Việc lựa chọn giống phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo ra sản phẩm na dai Đồng Bong nức tiếng, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Cuối năm 2020, na dai Đồng Bong được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, đây là tín hiệu vui nhưng cũng là thách thức đối với chính quyền địa phương cũng như các hộ trồng na trong việc giữ vững và phát triển thương hiệu.


Hộ trồng na xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc tăng cường áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nét đặc trưng nổi bật của na Đồng Bong là vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng, ít hạt, vị ngọt thơm, để được lâu và không dễ nát. Bên cạnh các yếu tố tự nhiên của địa lý, kỹ thuật sản xuất của người nông dân đã góp phần tạo nên đặc thù của loại quả này. Điều đáng mừng hơn nữa là nông dân đã thay đổi tư duy sản xuất, chủ động tìm tòi, sáng tạo, áp dụng phương pháp thụ phấn mới vừa để kéo dài mùa vụ thu hoạch, dễ kiểm soát từng quả để dự đoán trước sản lượng, tránh việc na chín rộ dẫn đến không kịp thu hoạch. Phương pháp này cũng giúp cây cho quả trái vụ, thu hoạch 2 vụ/năm, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

Tuy nhiên, để loại quả này phát triển, tạo được danh tiếng vươn xa thì việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết. Ông Nguyễn Bá Dũng, tổ trưởng tổ hợp tác na Đồng Bong, thôn Đồng Bong cho biết: Đầu vụ, na bán với giá từ 45 - 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến ngày 30/7, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Hà Nam lập chốt kiểm soát dịch ở khu vực đỉnh dốc Bòng Bong nên việc giao thương bị hạn chế, giá na cũng giảm vì tư thương thu mua ép giá. Nhờ những yêu cầu đảm bảo phòng, chống dịch bệnh liên quan đến người và phương tiện đi qua địa phương được nới lỏng, nông dân đã gửi na đi tiêu thụ ở Hải Phòng; khách hàng từ khu vực các tỉnh lân cận khi có đầy đủ giấy tờ, xét nghiệm âm tính với Covid-19 vẫn có thể qua địa bàn để mua na. Hiện đã là thời điểm cuối vụ, na trên vườn còn rất ít, giá dao động từ 17.000 - 20.000 đồng/kg. So với vụ trước, giá na giảm khoảng 20%, có lẽ đây là tình trạng chung do ảnh hưởng của dịch bệnh, cũng là kinh nghiệm để hộ trồng na chủ động các giải pháp để kết nối thị trường cũng như nâng cao năng lực sản xuất, bảo quản, vận chuyển sản phẩm để thích nghi với tình hình thực tế.

Toàn xã Đồng Tâm có 65 ha na, trong đó, thôn Đồng Bong trên 30 ha, thôn Đại Đồng 32 ha. Các hộ trồng na đã áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật sản xuất VietGAP để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Đồng chí Trịnh Xuân Nghị, Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, để tạo điều kiện cho nông dân tiêu thụ na kịp thời, xã đã gửi văn bản lên huyện để có giải pháp hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ xác định người và phương tiện vận chuyển đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch nhằm giúp nông dân chuyển hàng đi dễ dàng hơn, bởi xã chưa nằm trong vùng có dịch. Huyện Lạc Thủy cũng đã đề xuất việc kết nối tiêu thụ với ngành, đơn vị chuyên môn của tỉnh; vận động các hộ trồng na gửi sản phẩm cùng xe cung cấp thực phẩm cho khu vực Hà Nội để tiêu thụ. Để phát huy giá trị của na dai Đồng Bong, trong thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ đăng ký truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, bao bì cho sản phẩm. Chính quyền xã Đồng Tâm cũng chỉ đạo các hộ trồng na tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc tăng cường áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP; phối hợp với huyện trong xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí để phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm na dai Đồng Bong.


Thu Hằng


Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục