(HBĐT) - Thời gian qua, ngành NN&PTNT đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý vật tư nông nghiệp, trong đó, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là 2 mặt hàng chủ lực nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất trồng trọt của Nhân dân.


Nông dân xã Bình Thanh (Cao Phong) chú trọng sản xuất đảm bảo an toàn trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Ngay từ đầu năm, Sở ban hành các văn bản định hướng nội dung, phạm vi thanh tra chuyên ngành để các đơn vị xây dựng kế hoạch thanh tra; trước khi ban hành quyết định kế hoạch thanh tra hàng năm giao Thanh tra Sở thực hiện rà soát, điều chỉnh xử lý tránh tình trạng chồng chéo. Gửi thông báo đến các cơ sở kinh doanh trên địa bàn nắm được thuốc BVTV bị loại khỏi danh mục được phép sử dụng; thông báo kịp thời đến các cơ sở kinh doanh tình trạng giả mạo lực lượng thanh tra chuyên ngành để thực hiện mua bán tài liệu. Đồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn đến các cơ quan liên quan áp dụng để xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý phân bón, thuốc BVTV, mua bán, khai thác giun đất.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 cơ sở sản xuất phân bón, thuốc BVTV (1 cơ sở sản xuất phân bón, 1 cơ sở sang chai, đóng gói thuốc BVTV). Có 572 cơ sở có đăng ký kinh doanh mặt hàng phân bón, trong đó, 410 cơ sở buôn bán phân bón được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện; 243 cơ sở buôn bán thuốc BVTV đang hoạt động, 100% cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.

Toàn tỉnh có tổng diện tích đất canh tác 88.442 ha, gồm 64.204 ha đất trồng cây hàng năm, 24.238 ha đất trồng cây lâu năm. Tổng diện tích đất trồng cây trồng chính 123.883ha, trong đó, cây ăn quả có múi trên 10.500 ha (diện tích cam 4.928 ha, quýt 402,9 ha, bưởi 4.840 ha, chanh 375,8 ha); cây rau, đậu các loại trên 14,2 nghìn ha; cây mía khoảng 8.000 ha (mía đường 990 ha, mía trắng 3.700 ha, mía tím 3.300 ha); cây lương thực có hạt 73.000 ha. Diện tích lúa cấy duy trì 38.000 ha/năm, diện tích gieo trồng ngô 34.000 ha. Nhóm cây trồng khác: Lạc 4.000 ha; đậu tương 422 ha; sắn 8.700 ha; khoai lang 5.000 ha. Lượng thuốc BVTV đã sử dụng 370,763 tấn/năm (thuốc sinh học 37,030 tấn, thuốc hóa học 333,733 tấn). Tổng lượng phân bón sử dụng 2.234.965 tấn (phân vô cơ 161.687 tấn, phân sinh học 113.429 tấn, phân hữu cơ không thương mại 1.959.850 tấn).

Nhằm thúc đẩy sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường trong sử dụng phân bón, thuốc BVTV, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, chính sách phát triển phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học như UBND tỉnh có Quyết định số 2987/QĐ-UBND, ngày 30/12/2019 ban hành Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh đến năm 2025 định hướng đến năm 2030. Triển khai các chương trình trọng điểm nghiên cứu và ứng dụng phân hữu cơ và thuốc BVTV sinh học như mô hình sản xuất rau hữu cơ Lương Sơn 27,4 ha tại huyện Lương Sơn; thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại bệnh hại chính vùng rễ trên cam, quýt tại tỉnh có vốn đối ứng của tỉnh, do Viện Bảo vệ thực vật chủ trì. Trong 2 năm (2019 - 2020) đã mở 1 lớp với 31 học viên tập huấn chuyên môn về thuốc BVTV, 7 lớp với 191 học viên tập huấn chuyên môn về phân bón.

Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV được tăng cường. Năm 2019 - 2020, ngành NN&PTNT đã thực hiện 14 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định  pháp luật trong các hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa vật tư nông nghiệp (gồm phân bón và thuốc BVTV). Kết quả thanh tra, kiểm tra 114 lượt cơ sở kinh doanh, tiến hành lấy mẫu. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 37 trường hợp không chấp hành đúng quy định pháp luật, tổng số tiền 61,325 triệu đồng nộp ngân sách Nhà nước; thu giữ 17 chai thuốc diệt côn trùng nhập khẩu từ Trung Quốc, 3 kg thuốc trừ côn trùng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh tuyên truyền trong Nhân dân về việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, nhận thức của người dân về sử dụng phân bón đã có những chuyển biến nhất định, giảm sử dụng phân đơn, tăng sử dụng phân hỗn hợp giúp hạn chế tình trạng mất cân đối tỷ lệ N.P.K; sử dụng phân bón hữu cơ hạn chế thoái hóa đất và hậu quả không mong muốn do một thời gian dài sử dụng phân bón vô cơ. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV trong những năm gần đây giảm khoảng 3 lần so với những năm trước, nhất là cơ cấu thuốc trừ cỏ, nhóm thuốc có nguồn gốc sinh học để phòng trừ dịch hại được nông dân lựa chọn tăng lên. Việc ban hành các quyết định loại bỏ một số thuốc BVTV có độ độc cao, nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người đã tác động tích cực đến nhận thức của cả người sản xuất trồng trọt và người tiêu dùng sử dụng sản phẩm nông sản.

V.H

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục