(HBĐT) - Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng đến nay, các thôn, bản trên địa bàn tỉnh đều có ánh sáng điện để phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Điện đi trước một bước đã tạo động lực cho người dân vượt khó, mở mang tri thức và soi sáng cho hành trình vượt lên đói nghèo để xây dựng nông thôn mới.


Hạ tầng lưới điện ở các vùng nông thôn được quan tâm đầu tư, cải tạo phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Ảnh chụp tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Nỗ lực phủ lưới điện quốc gia

Khoảng 5 năm về trước, hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Vẫn còn những bản làng, khu dân cư "đói” ánh điện quốc gia, hay nhiều vùng nông thôn phải chịu cảnh "điện đom đóm” vì phải tự kéo đường dây điện cách xa cả cây số. Thực trạng điện yếu xảy ra phổ biến ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, trong đó khó khăn nhất là một số xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện: Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc. Như ở mảnh đất nổi tiếng với chiến công dùng vò rượu cần đánh giặc Yên Lương, Phú Lẫm ngày nào - nay là xã Quyết Thắng (Lạc Sơn), suốt hàng chục năm người dân mong mỏi được đầu tư thêm hạ tầng lưới điện để xóa điện tự kéo. Những đường dây điện chằng chịt đượt vắt trên những bờ rào hay cột điện bằng tre chạy liêu xiêu qua những cánh đồng trở thành hình ảnh điển hình cho sự khó khăn của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Sau nhiều năm mong mỏi, đến nay, hạ tầng lưới điện ở xã Quyết Thắng đã được cải thiện nhiều với việc được đầu tư thêm trạm biến áp (TBA) và đường dây 0,4 kV.

Những năm trước, mặc dù ở gần thị trấn nhưng hạ tầng lưới điện xã Tú Lý (Đà Bắc) vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều đường dây 0,4 kV được đầu tư đã lâu chưa được cải tạo, nâng cấp nên xập xệ, điện chập chờn không đáp ứng nhu cầu của người dân. Còn nay, khi về Tú Lý, cùng với những con đường làng sạch đẹp, đậm chất của vùng quê đã về đích nông thôn mới thì hạ tầng lưới điện cũng có nhiều khởi sắc. Một số đường dây 0,4 kV xuống cấp được thay thế bằng đường dây trung thế chắc chắn. Ông Ngô Văn Dũng, xóm Tràng chia sẻ: "Trước đây, đường dây điện xuống cấp, đường dây thấp nên gây nhiều khó khăn đối với đời sống của bà con. Hiện, đường dây mới được xây dựng cao, chắc chắn vừa đẹp về cảnh quan, lại đảm bảo đủ điện để phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân”.

Chú trọng cải tạo lưới điện vùng khó khăn

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Đến nay, 100% người dân trên địa bàn tỉnh đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Xác định công tác đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH, Công ty Điện lực Hòa Bình đã nỗ lực huy động nguồn lực, đầu tư hạ tầng lưới điện. Tuy nhiên, để đầu tư đồng bộ cần nguồn lực rất lớn nên những năm qua, công ty tập trung đầu tư đường dây trung thế, hạ tầng lưới điện phục vụ các khu công nghiệp, vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh. Cùng với đó, mỗi năm công ty tiến hành cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn, nhất là khu vực đường dây đã cũ nát, xuống cấp. Đến nay đã cơ bản đầu tư hoàn thiện đường dây trung thế nên thời gian tới, ngành điện tập trung các dự án, công trình chống quá tải ở khu vực nông thôn.

Trong năm 2021, các đơn vị Điện lực đã thực hiện cấy mới các TBA chống quá tải đường dây, nâng cao chất lượng cung ứng điện, với 77 TBA trên toàn tỉnh. Trong năm 2022, dự kiến sẽ có thêm trên 100 TBA được cấy mới ở các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. "Từ năm 2016 đến nay, đã có gần 500 TBA được cấy mới ở các khu vực có bán kính cấp điện lớn, đường dây điện xuống cấp, giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của Nhân dân, giảm tổn thất điện năng ở đường dây hạ thế còn dưới 9%. Cùng với đầu tư, cải tạo lưới điện nông thôn, công ty dự kiến sẽ xây dựng 2 trạm 110 kV ở huyện Kim Bôi và Tân Lạc. Đây là những địa phương có nhiều đường dây đã cũ không đảm bảo chất lượng điện năng” - đồng chí Lương Văn Phương cho biết thêm.

Mặc dù hạ tầng lưới điện vẫn còn những khó khăn nhưng những năm trở lại đây, nhiều vùng quê trên địa bàn tỉnh đã có sự khởi sắc nhất định khi được đầu tư, cải tạo lưới điện đảm bảo. Với kế hoạch thời gian tới chú trọng các dự án chống quá tải cho lưới điện nông thôn của ngành điện sẽ là tiền đề để nhiều vùng đất khó có cơ hội vượt lên đói nghèo, xây dựng NTM.


Viết Đào


Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục