(HBĐT) - Phát huy ý chí tự lực, tự cường; lan tỏa truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trong phong trào thi đua "Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2016-2021” đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Theo thống kê, toàn Hội CCB có trên 3.500 mô hình CCB làm kinh tế giỏi, tạo việc làm ổn định cho trên 10.000 lao động; 33.000 hộ CCB có mức sống khá, giàu, chiếm 66%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,4%.


Hội Cựu chiến binh huyện Tân Lạc thăm quan, chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình kinh tế tại xã Thanh Hối.

Tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, cán bộ, hội viên CCB đã năng động sáng tạo, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, xây dựng các mô hình kinh tế. Đến nay, toàn Hội có 112 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 24 HTX, 21 tổ hợp tác, 2.074 trang trại, gia trại, 1.292 hộ kinh doanh cá thể… phát triển đa dạng ngành nghề lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh dịch vụ thương mại. Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau với 650 mô hình ở các chi hội cho vay lãi suất thấp hoặc không lấy lãi. Duy trì xây dựng tổng nguồn nguồn quỹ Hội 30,6 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 2.786 lượt hộ CCB vay vốn. Sử dụng hiệu quả vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm (vốn 120) với số tiền gần 14 tỷ đồng, thực hiện 274 dự án. Nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH cho trên 17.000 hộ CCB tiếp cận vốn để phát triển, mở rộng quy mô các mô hình kinh tế.

CCB Nguyễn Văn Thập ở thôn Kim Đức, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) là một trong những tấm gương tiêu biểu được Hội CCB tỉnh đề nghị T.Ư Hội CCB Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2016-2021. Ông hiện là Giám đốc Công ty CP Ngũ Hành Sơn với đa dạng ngành nghề: chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ, thương mại… Theo đó, ông tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và các giống lợn sinh sản, hươu; mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi trên 17 ha. Toàn bộ sản phẩm cung ứng, liên kết tiêu thụ tại 3 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại trên địa bàn huyện. Doanh thu sau khi trừ chi phí của công ty ước đạt 3,5 tỷ đồng/năm.

Ông Thập chia sẻ: "Bên cạnh việc phát triển kinh tế gia đình, tôi luôn nung nấu ý tưởng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh để tạo được nhiều việc làm cho nguồn lao động địa phương, nhất là con, em CCB. Hiện, gia đình tôi giải quyết việc làm ổn định cho 25 - 30 lao động, lúc cao điểm trên 200 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, tôi đã hỗ trợ xây dựng 5 nhà đại đoàn kết với tổng trị giá 75 triệu đồng. Duy trì các hoạt động tặng quà, trao bò sinh sản cho hộ nghèo, gia đình chính sách”.

Cùng với các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, Hội CCB tỉnh phối hợp Hội Doanh nhân CCB tỉnh, Hội CCB các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động nhằm tri ân, hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo nhân dịp lễ, Tết. Giai đoạn 2016 - 2021, từ nguồn quỹ "Nghĩa tình đồng đội” đã xóa được 219 căn nhà tạm với tổng trị giá 4,7 tỷ đồng; sửa chữa, nâng cấp 98 căn nhà bị ảnh hưởng bởi thiên tại; huy động trên 14.000 ngày công lao động đào móng, đắp nền, xây nhà… Ngoài ra, hội viên CCB nhiệt tình tham gia xây dựng các Quỹ Vì người nghèo, ủng hộ thiên tai, bão lụt, ủng hộ phòng, chống dịch bệnh và nhiều hoạt động tình nghĩa khác.

Đồng chí Bùi Hữu Ngạn, Chủ tịch Hội CCB tỉnh cho biết: "Phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, giai đoạn 2016 - 2021 đã thu hút đông đảo hội viên CCB nhiệt tình tham gia, hưởng ứng, tạo động lực phát triển, xây dựng, mở rộng quy mô các mô hình kinh tế mới, đem lại thu nhập ổn định. Thời gian tới, Hội CCB tỉnh tiếp tục tuyên truyền cán bộ, hội viên thi đua sôi nổi trong các cuộc vận động, phong trào do cấp trên và địa phương phát động. Qua đó thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Đức Anh

 


Các tin khác


Phát triển thương mại phù hợp với tình hình mới

(HBĐT) - Hiện nay, các loại hình thương mại hiện đại ngày một phát triển song song với thương mại truyền thống, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển. Cùng với đó là cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại phát triển nhanh, nhiều chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) được xây dựng, nâng cấp, cải tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại phù hợp với tình hình mới.

Linh hoạt trong chăn nuôi để vượt qua khó khăn

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được duy trì. Tổng đàn trâu có 115,7 nghìn con, bò gần 86,6 nghìn con, lợn gần 459,5 nghìn con, đàn gia cầm 7,91 triệu con.

Trăn trở Đầm Rừng

(HBĐT) - Xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) có tổng diện tích tự nhiên 115 ha, là nơi cư trú của 265 hộ với trên 1.130 nhân khẩu. Một phần diện tích nằm dọc theo đường 12B, vì thế xóm có khoảng 50 hộ sinh sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Còn lại phần đa các hộ sống dựa vào nông nghiệp. Bởi xóm có địa bàn khá đặc biệt (nửa xóm, nửa phố) nên người dân Đầm Rừng khá năng động.

Tăng tốc giải ngân hơn 70 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, vừa góp phần kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa tạo thêm việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống người lao động.

Tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa

(HBĐT) - Ngày 7/9, Sở GTVT có Thông báo số 2744/TB-SGTVT về việc hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong thời gian phòng chống dịch (PCD) Covid-19.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2021 các tỉnh miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 8/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2020 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2021 các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị, cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục