(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã vùng sâu Chí Đạo (Lạc Sơn). Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách ở Chí Đạo vượt khó.


Nhờ được vay vốn chính sách, gia đình ông Bùi Văn Thu, xóm Kho, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, đến nay đã thoát nghèo. 

Chí Đạo là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu của người dân đến từ trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Những năm trở lại đây, đời sống của nhiều hộ dân có nhiều đổi khác, nhất là ở các xóm trồng nhiều dổi như Be Trên, Be Dưới. Tuy nhiên, theo đồng chí Quách Công Thái, Chủ tịch UBND xã, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã vẫn còn khá cao, chiếm gần 50%. Do đó, những năm qua, Chí Đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, đã có một số mô hình đem lại hiệu quả kinh tế như: ươm ghép cây dổi, nuôi lợn bản địa, chăn nuôi trâu, bò. Đồng chí Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh, để có những chuyển biến tích cực là nhờ người dân được tiếp cận với vốn vay ưu đãi. Trong đó, vốn vay ưu đãi từ NHCSXH có vai trò hết sức quan trọng. Đến nay, tổng dư nợ vốn chính sách trên địa bàn xã đạt trên 11 tỷ đồng. Từ năm 2020 đến nay, trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp tục được vay vốn để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Trước đây, gia đình anh Quách Văn Loan, xóm Kho thuộc hộ cận nghèo, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2018, được NHCSXH tạo điều kiện vay vốn từ chương trình cho vay hộ cận nghèo, gia đình anh đầu tư nuôi bò sinh sản và lợn nái. Sau gần 4 năm vay vốn, con bò đã sinh sản được 2 lứa, hiện lấy giống được vài tháng. Ngoài ra, gia đình anh nuôi thêm lợn nái, mỗi năm có thêm thu nhập vài chục triệu đồng. Nhờ được vay vốn chính sách chăn nuôi bò và lợn sinh sản nên có thu nhập để trang trải trong thời điểm khó khăn vì dịch bệnh” - anh Loan cho hay.

Cũng ở xóm Kho, gia đình ông Bùi Văn Thu đã vượt lên đói nghèo nhờ sự đồng hành của tín dụng chính sách. Sau khi được vay 2 món vay từ chương trình cho vay hộ cận nghèo và vay sửa chữa nhà ở, đến nay, gia đình ông đã xây dựng được nhà mái bằng kiên cố, duy trì nuôi 2 con bò sinh sản. Ông Thu chia sẻ: Gia đình tôi được vay NHCSXH 25 triệu đồng để làm nhà ở và 20 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sinh sản. Đây là vốn vay rất quan trọng, giúp gia đình phát triển kinh tế, có thu nhập ổn định. Đến nay, gia đình tôi đã thoát khỏi diện hộ nghèo. 

Gia đình ông Thu, anh Loan là hai trong nhiều hộ dân ở xã Chí Đạo đã từng bước vượt lên đói nghèo nhờ sử dụng hiệu quả đồng vốn chính sách. Đồng chí Quách Công Thái, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thời gian tới, vốn chính sách tiếp tục là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng NTM ở địa phương. Tuy nhiên, hiện còn nhiều hộ mong muốn được vay vốn, cũng như nâng mức cho vay để có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế mà chưa được đáp ứng hết. Do đó, rất mong NHCSXH tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã được vay vốn để phát triển kinh tế.
 
Viết Đào


Các tin khác


Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục