(HBĐT) - Về Mường Động - Kim Bôi những ngày đầu xuân cảm nhận sức sống mới với diện mạo nông thôn khởi sắc… Có chủ trương đúng, có sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp, ngành, vùng đất chén vàng hội tụ đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển du lịch, thu hút các nhà đầu tư.

 


Một góc khu du lịch Serena Resort Kim Bôi.


Tận dụng tối đa tiềm năng để phát triển

Nằm ẩn sâu trong thung lũng, bao quanh là núi rừng đại ngàn, suối khoáng Kim Bôi trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn những ai thích nghỉ dưỡng và muốn hòa mình vào trong sự an lành, tươi mát của thiên nhiên. Không những có lợi thế về nguồn nước khoáng được đánh giá tốt nhất tại Đông Nam Á, nơi đây còn thu hút với vẻ đẹp của cảnh quan hùng vĩ, những địa điểm vui chơi hấp dẫn và cả những món ăn mang đậm hương vị truyền thống của đồng bào Mường…

Tuy nhiên, trong thời gian khá dài, hoạt động du lịch chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng, lợi thế, nguyên nhân chính được huyện chỉ ra là do hoạt động du lịch chưa có định hướng tổng thể; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Hiểu rõ "gót chân Asin”, cụ thể hóa các định hướng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh, đồng thời bám sát nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện, Kim Bôi đã xây dựng đề án phát triển du lịch huyện giai đoạn 2017 - 2020, hiện tiếp tục xây dựng đề án giai đoạn 2021 - 2025. Chính việc định hướng đúng và trúng đã tạo động lực cho huyện phát triển.

Giai đoạn 2015 - 2020, huyện mới có 5 điểm du lịch khai thác và hoạt động hiệu quả; có 6 dự án được UBND tỉnh phê duyệt và đã tiến hành đầu tư xây dựng. Tổng lượt khách đến huyện trong giai đoạn đạt 280.000 lượt, doanh thu 200 tỷ đồng; tăng trưởng bình quân 5%/năm. Hiện nay, có 32 dự án lớn về du lịch chuẩn bị đầu tư vào đất "chén vàng”, tập trung ở 3 vùng: Bình Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc; Vĩnh Đồng, thị trấn Bo; Sào Báy, Mỵ Hòa, Cuối Hạ.

Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện nhận định: Tỉnh đang phối hợp với các ngành chức năng quyết tâm thực hiện tuyến đường nối từ đường Hòa Lạc về trung tâm du lịch huyện, quy mô dự kiến dài 32 km, rộng 27 m. Khi hoàn thành, thời gian từ Hà Nội đến huyện chỉ khoảng 1 giờ xe chạy. Cùng với đó, thị trấn Bo được quy hoạch với tổng diện tích 6.000 ha; tuyến đường nội thị dài khoảng 6,9 km do huyện đầu tư với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng. Theo đánh giá, cùng với tiềm năng sẵn có, đây được xem là hai cú huých giúp Kim Bôi nổi lên là "thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài tỉnh.

Cùng với du lịch, nông nghiệp được huyện xác định là một trong những trụ cột của nền kinh tế địa phương. Với các đề án mang tính bao trùm, trong đó nổi bật là: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp các giai đoạn 2015-2020, 2021-2025 và mục tiêu xuyên suốt là nâng cao thu nhập cho người dân, Kim Bôi tăng cường hỗ trợ, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai nhiều mô hình sản xuất theo hướng an toàn sinh thái gắn với mở rộng thị trường.

Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND huyện, năm 2021, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,8%, vượt kế hoạch đề ra; giá trị sản phẩm thu trên 1 ha đất canh tác tăng từ trên 100 triệu đồng (năm 2015) lên gần 200 triệu đồng (năm 2021). Huyện đã, đang bảo vệ và phát triển 3 nhãn hiệu tập thể: Nhãn Sơn Thủy, cam Mường Động, bưởi Mường Động; có 13 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao; toàn huyện có 300 ha trồng cây đạt tiêu chuẩn VietGAP…

Chọn Kim Bôi để "gửi vàng”

Các Tập đoàn Vingroup, Sun Group và nhiều doanh nghiệp lớn đang nghiên cứu, khảo sát lĩnh vực du lịch sinh thái, đô thị. Công ty CP châu Á Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn APEC đã mua toàn bộ dự án của một doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhưng không triển khai để thực hiện dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo, đây được coi là mảnh "đất vàng” để phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng đẳng cấp.

Sớm nhìn ra thế mạnh của khu đất và tiềm năng du lịch tại đất chén vàng, cùng quyết tâm bảo tồn, phát triển không gian lao động, sản xuất của đồng bào Mường, phát triển Serena Resort trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng kết nối hoàn hảo với thiên nhiên, Công ty CP đầu tư Lạc Hồng (Hà Nội) đã tạo nên một điểm nghỉ dưỡng hút khách du lịch trong và ngoài nước tại Kim Bôi. Theo đại diện công ty, với quy mô 30 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn I của dự án 215 tỷ đồng, khu nghỉ dưỡng Serena Resort Kim Bôi đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho 115 lao động, trong đó gần 90 người là con em các xã, huyện lân cận.

Là một trong những nhà đầu tư lớn ở Kim Bôi, Công ty CP châu Á Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn APEC đang triển khai dự án nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo. Dự án có tổng diện tích quy hoạch 35,6 ha; đây là tổ hợp nghỉ dưỡng hoàn chỉnh bao gồm các khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khu tổ hợp giải trí đa tiện ích và khu nghỉ dưỡng cao cấp, định hướng phát triển mô hình du lịch sức khỏe - văn hóa - giải trí "all-in-one".

Về Kim Bôi hôm nay, trong tiết trời nắng ấm của mùa xuân, đi trên những con đường nhựa thẳng tắp nối các dự án du lịch trên địa bàn; những nụ cười, ánh mắt rạng ngời của người dân càng cảm nhận rõ sắc xuân trên vùng đất Mường Động - xuân của niềm tin và hy vọng.

 


Trưng bày sản phẩm OCOP 3 sao - cơm lam Mường Động. 



Hiện nay, diện tích cây ăn quả tập trung của huyện là 1.934 ha, trong đó diện tích kinh doanh gần 1.570 ha, trồng mới 138 ha. Ảnh: Nông dân thu hoạch nhãn Sơn Thủy.


 

Hải Yến



 

Các tin khác


Điều chỉnh phụ tải, giảm áp lực cho lưới điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp (DN), khách hàng lớn tham gia thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Điều này không chỉ giúp DN giảm chi phí đầu tư, mà còn góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện, nhất là trong mùa nắng nóng.

Hiệu quả từ mô hình hợp tác xã rau củ quả xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Nhận thấy trên thị trường sản phẩm rau, củ, quả không đáp ứng đủ nhu cầu, anh Bùi Hùng Bạo ở xóm Cò, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã vận động 20 hộ dân chung tay thành lập mô hình hợp tác xã (HTX) rau củ quả. Hoạt động của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết nhu cầu của người dân địa phương.

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng - Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn

Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã đề ra những chủ trương lớn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, Nghị quyết Ðại hội XIII nêu rõ: phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục