(HBĐT) - Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 được ban hành đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX. Nhận thức về bản chất của HTX được khẳng định và thống nhất trong toàn xã hội. Các HTX không còn lối tư duy kiểu cũ là trông chờ vào chính sách hỗ trợ mà chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường.


Hợp tác xã Long Viên, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động địa phương.

Sau 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012, khu vực KTTT mà nòng cốt là HTX trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực cả về lượng và chất. Doanh thu, thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, từng bước hoạt động ổn định, qua đó tác động tích cực đến kinh tế hộ thành viên, góp phần xoá đói - giảm nghèo. Nhiều mô hình HTX nổi bật, điển hình với cách làm mới, phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị hình thành và kinh doanh hiệu quả. Đến ngày 31/12/2021, toàn tỉnh có 457 HTX, 4 quỹ tín dụng nhân dân và 217 tổ hợp tác (THT). Các tổ chức KTTT thu hút trên 15,2 nghìn thành viên tham gia. Doanh thu của 1 HTX đạt 3 tỷ đồng, lợi nhuận 389,6 triệu đồng/HTX/năm (tăng tương ứng 11,6 lần và 5,5 lần so với năm 2013). Thu nhập bình quân 1 hộ thành viên đạt khoảng 45 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân 1 lao động làm việc trong HTX khoảng 4,12 triệu đồng/tháng (tăng 171,6% so với năm 2013).

Đang rất thành công với mô hình công ty TNHH, song anh Trần Văn Tuyển, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) quyết tâm thành lập thêm HTX để mở rộng quy mô sản xuất. Anh Tuyển chia sẻ: Với mong muốn liên kết với các HTX trên địa bàn tỉnh để tạo việc làm cho lao động địa phương, tôi đã quyết tâm thành lập HTX Long Viên vào tháng 6/2021 với 6 thành viên, chuyên may gia công các sản phẩm thú nhồi bông để xuất khẩu sang Trung Quốc. HTX thực hiện liên kết với HTX cung ứng hạt dổi Chí Thiện để sản xuất, theo đó, HTX bố trí máy móc, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và đào tạo tay nghề cho lao động. Ngược lại, HTX cung ứng hạt dổi Chí Thiện tìm kiếm lao động, kho xưởng đủ điều kiện. Hiện, HTX có 150 máy may, trong đó 70 máy may tại xưởng của HTX, 70 máy may thực hiện liên kết với các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. HTX tạo việc làm cho khoảng 100 lao động địa phương, thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Trung bình 1 tháng HTX sản xuất được 40 nghìn sản phẩm, doanh thu đạt 800 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 120 triệu đồng.

Đặc biệt, thực hiện Luật HTX, năm 2021, tỉnh quan tâm công tác chuyển đổi, tổ chức lại HTX và giải thể các HTX hoạt động kém hiệu quả. Đã có 277 HTX kiểu cũ không đủ điều kiện và ngừng hoạt động tự nguyện giải thể, 53 HTX chuyển sang hoạt động mô hình THT và doanh nghiệp, 89 HTX đủ điều kiện đăng ký lại và chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Công tác chuyển đổi và thành lập mới hoạt động theo nguyên tắc, quy định của Luật HTX năm 2012 tạo ra bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ linh hoạt, nhiều HTX mới thành lập để tạo các mối liên kết và mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung, quy mô lớn, chuyên canh, từng bước xoá bỏ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đưa người dân vào tổ chức sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung.

Hoạt động khu vực KTTT, HTX có chuyển biến tích cực về quy mô hoạt động, công nghệ và mở rộng thị trường. Số lượng các HTX áp dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, tham gia vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng tăng. Các HTX nông nghiệp hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của vùng, thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Toàn tỉnh có 58 sản phẩm của 41 HTX đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, Một số HTX chủ động nghiên cứu, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, tiêu biểu như: HTX 3T nông sản Cao Phong, HTX chuối Viba, HTX, HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy...

Đồng chí Trần An Định, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt được, qua 10 năm thực hiện Luật HTX trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Việc xây dựng, ban hành và phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HTX năm 2012 còn chậm. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực KTTT, HTX chưa thực hiện đầy đủ. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước được ban hành nhiều nhưng thiếu nguồn lực, chưa đồng bộ, triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nguồn vốn phân tán ở nhiều kênh, hoặc khó thực hiện do vướng mắc về thủ tục, quy định. Bên cạnh đó, vẫn còn HTX vi phạm các nguyên tắc cơ bản; quyền, nghĩa vụ cho thành viên chưa đảm bảo. HTX khó huy động vốn sản xuất, kinh doanh từ thành viên và bên ngoài; vấn đề hợp tác liên kết chuỗi giá trị, hợp tác sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp và các tổ chức bên ngoài cũng như tìm kiếm mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn...

Để việc thi hành Luật HTX năm 2012 đạt hiệu quả cao hơn, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tổ chức thi hành nghiêm túc luật. Rà soát, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT. Tạo môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi, ổn định, nhất quán, lâu dài, bình đẳng giữa HTX với các loại hình kinh tế khác; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của các tổ chức KTTT. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành UBND cấp huyện...


Thu Thủy


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục