(HBĐT) - Ngày 30/1, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân trong và sau Tết Nguyên đán trên địa bàn các huyện: Yên Thủy, Lạc Sơn.
Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn).
Theo báo cáo của huyện Yên Thủy, thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và chủ động thu hoạch nhanh gọn cây vụ đông; tích cực nạo vét kênh mương, điều tiết nước hợp lý và chuẩn bị các điều kiện để gieo trồng vụ xuân. Trong năm 2023, huyện dự kiến chuyển đổi 95 ha diện tích đất lúa sang trồng cây hàng năm và lâu năm. Tổng diện tích đã gieo trồng đạt 4.880,3 ha, bằng 65% so với kế hoạch. Địa phương đang tích cực cấy lúa trà muộn, làm đất và gieo trồng các loại cây màu đảm bảo kịp khung thời vụ. Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh.
Đối với huyện Lạc Sơn, tình hình dịch bệnh trên cây trồng ổn định, không có dịch bệnh phát sinh, phát triển. Thời tiết trước, trong và sau Tết ngày ấm, đêm lạnh, các địa phương đã chủ động che chắn chống rét cho mạ nên không có hiện tượng mạ chết rét. Đến nay, tổng lượng giống đã gieo 150 tấn, làm đất khoảng 2.470 ha, cấy khoảng 276 ha/3.500 ha.
Qua kiểm tra thực tế, đoàn công tác đánh giá cao công tác chủ động lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp; nhiều sản phẩm nông nghiệp của hai địa phương phát triển tốt, tiêu thụ thuận lợi; trồng rừng được chú trọng, hồ đập cơ bản đảm bảo trữ nước phục vụ tưới tiêu. Đoàn công tác đề nghị, hai địa phương đẩy mạnh gieo cấy xong trước ngày 20/2 theo khung thời vụ. Dự báo khả năng xảy ra hạn nên cần chủ động điều tiết nước; không mở rộng ồ ạt diện tích mía để đảm bảo tiêu thụ, chú trọng đưa mía cấy mô vào sản xuất; chỉ đạo khống chế bệnh khảm lá sắn; quan tâm đến bảo tồn, phát triển một số sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Viết Đào
(HBĐT) - UBND huyện Yên Thủy phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ vừa tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận "Lợn bản địa Lạc Sỹ" đối với sản phẩm lợn của huyện Yên Thủy.
Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.
(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới.
Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.
(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...