Chính phủ bổ sung cho Bộ Giao thông vận tải 31.392 tỷ đồng vốn chi đầu tư phát triển để bố trí các dự án hạ tầng giao thông.
Ảnh minh họa.
Ngày 6/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 51 về việc bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 cho Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 số tiền 31.392 tỷ đồng cho Bộ Giao thông vận tải để bố trí kế hoạch vốn cho 5 dự án đã được Quốc hội cho phép chuyển từ vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước tại Nghị quyết số 63/2022/QH15.
5 dự án gồm: 1 dự án do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư (cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) và 4 dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư (cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Bến Lức - Long Thành).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 cho Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
Bộ Giao thông vận tải giao bổ sung kế hoạch đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 cho các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, chi tiết danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án theo quy định, đảm bảo trong phạm vi tổng mức dự toán được bổ sung.
Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo; tổ chức quản lý, sử dụng, thanh quyết toán dự toán chi đầu tư phát triển được bổ sung nêu trên bảo đảm đúng quy định của pháp luật, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch.
Theo VTV.VN
(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.
(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.
(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.
Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.