(HBĐT) - Làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn) nằm dọc quốc lộ 6, trên địa bàn xóm Đoàn Kết, cách không xa trụ sở UBND xã. Nhiều sản phẩm đồ mỹ nghệ thủ công, đá cảnh đẹp, ấn tượng được trưng bày tại các cơ sở sản xuất.
Anh Đoàn Xuân Thành, trưởng làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn) giới thiệu sản phẩm đồ mỹ nghệ.
Các nghệ nhân, thợ lành nghề miệt mài lao động sáng tạo những sản phẩm riêng có từ nguyên liệu gỗ, đá sản xuất ra sản phẩm nghệ thuật muôn hình, muôn vẻ độc đáo, sống động phục vụ nhu cầu khách hàng mọi nơi. Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh có mặt ở xã Lâm Sơn từ năm 1994, đến nay gần 30 năm. Từ một vài hộ ban đầu, cùng với thời gian có thêm nhiều hộ tham gia sản xuất, kinh doanh, chế tác gỗ lũa, đá cảnh. Mẫu mã, quy mô sản xuất được đầu tư mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu trang trí, hưởng thụ của người dân xa gần. Năm 2017, địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh.
Thăm cơ sở sản xuất của anh Đoàn Xuân Thành, trưởng làng nghề. Cơ sở của anh Thành có 3 thợ lành nghề trực tiếp tham gia sản xuất hàng mỹ nghệ gỗ lũa như bàn ghế, các linh vật, đã cung cấp ra thị trường hàng trăm sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm được chế tác từ các loại gỗ quý hiếm, có giá trị nghệ thuật cao như: Long chầu, ngũ phúc, tam bảo…
Chúng tôi đến đúng lúc anh đang miệt mãi gọt rũa mảnh gốc gù hương tỏa hương thơm ngát. Anh Thành tâm sự: Trước đây, xã Lâm Sơn có nhiều điều kiện để phát triển vì sở hữu nguồn nguyên liệu là những gốc cây quý, đá cảnh quý tự nhiên của địa phương. Sau này thành nghề, làng nghề, người dân đã tìm kiếm gỗ, đá ở các địa phương khác về gia công, chế tác. Những năm gần đây, nhất là khi được công nhận là làng nghề đã cung cấp hàng trăm sản phẩm hàng mỹ nghệ gỗ lũa ra thị trường, nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao nhiều người muốn sở hữu. Sau dịch bệnh, cùng với thị trường bất động sản trầm lắng, hoạt động của làng nghề dần ổn định trở lại.
Hiện, tại xã Lâm Sơn, ngoài cơ sở của anh Đoàn Xuân Thành còn có nhiều cơ sở sản xuất gỗ lũa, đá cảnh quy mô khá lớn như: cơ sở sản xuất gỗ lũa Luận Hoài; cơ sở chế tác đá cảnh của các ông: Lê Huy Sơn, Trần Xuân Thể, Trần Duy Minh…
Phần lớn các sản phẩm làm từ gỗ lũa đều đẽo thành các bức tượng Thần Tài, Phật Di Lặc, Đạt Ma Sư Tổ, các linh vật, động vật, cây cối... Nhiều sản phẩm được sản xuất, trưng bày, hàng trăm sản phẩm từ bàn ghế, các tượng long - ly - quy - phượng, tam phúc, tam bảo... được khách hàng tin dùng đặt hàng. Nghề gỗ lũa, đá cảnh là hướng đi riêng có của xã Lâm Sơn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương. Hiện toàn xã có 53 hộ (chủ yếu ở xóm Đoàn Kết) tham gia nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh, số thợ lành nghề cũng tăng lên hơn 100 người.
Sản phẩm của làng nghề gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn thường xuyên tham gia hội chợ ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam và một số tỉnh phía Nam. Sản phẩm ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương.
(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.
(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.