(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.



HTX cá sạch Bảy Tuyển chuyên cung cấp cá tươi cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Nhận thấy giá trị kinh tế từ cá sông Đà, gia đình chị Nguyễn Thị Dung (TP Hòa Bình) đã gắn bó với nghề nuôi cá lồng trên sông Đà từ nhiều năm nay. Với mong muốn xây dựng thương hiệu cá sạch sông Đà, chị Dung đã liên kết với 6 thành viên và thành lập HTX cá sạch Bảy Tuyển với quy mô 25 lồng cá, chuyên nuôi các loại đặc sản như: lăng đen, lăng vàng, trắm đen, diêu hồng, chép giòn... Chị Dung cho biết: Khi thành lập HTX, gia đình đã liên kết được với nhiều hộ để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng. Đồng thời, triển khai quy trình sản xuất khép kín, từ con giống đầu vào đều được tuyển chọn là con giống loại 1, nuôi dinh dưỡng khi cá bé và nuôi hoàn toàn bằng cá tép dầu khi con cá bắt đầu đủ lớn. Cá được nuôi đảm bảo thời gian 2 - 3 năm mới thu hoạch. 

Hiện nay, trung bình mỗi năm, HTX cá sạch Bảy Tuyển xuất ra thị trường trên dưới 100 tấn cá tươi các loại, chủ yếu tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài sản phẩm cá tươi, HTX cũng cho ra một số sản phẩm cá đã qua sơ chế như ruốc cá sông Đà.

Chị Dung cho biết thêm: Cá của HTX Bảy Tuyển đã vào được chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội và một số siêu thị lớn. Để vào được thị trường lớn và các kênh phân phối "khó tính" như hiện nay, trước tiên HTX đã quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng cá sạch, tươi, thịt chắc, giàu dinh dưỡng khi đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, các đợt trưng bày, giới thiệu sản phẩm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm cá sạch sông Đà đến với người tiêu dùng. 

Hiện nay, đối với ngành hàng cá, toàn tỉnh có 8 HTX và 6 tổ hợp tác nuôi trồng, chế biến thủy sản với gần 100 thành viên, chủ yếu thuộc khu vực lòng hồ Hòa Bình. Xác định ngành hàng cá là một trong những thế mạnh của tỉnh, Liên minh HTX tỉnh đã tập trung nhiều hoạt động hỗ trợ các HTX và các tổ hợp tác nuôi trồng, chế biến thủy sản trên vùng hồ sông Đà.

Đồng chí Võ Hoài Giáp, Trưởng phòng Hỗ trợ, Liên minh HTX tỉnh cho biết: Hiện nay, cá trên lòng hồ Hòa Bình có thương hiệu rất lớn trên thị trường Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Việc xây dựng chuỗi giá trị tập hợp các HTX có vai trò quan trọng để cùng nhau xây dựng thương hiệu cho con cá, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng được nhu cầu thị trường và tạo cho các HTX từng bước vững mạnh hơn, có đầy đủ con giống, khoa học kỹ thuật cũng như hỗ trợ trang thiết bị. Năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ 4 máy cho cá ăn tự động, giảm bớt chi phí lao động và tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ quản lý HTX và đào tạo nghề cho thành viên, người lao động để nâng cao năng lực cho HTX trong việc nuôi trồng thủy sản để tận dụng hết lợi thế so sánh của HTX trên vùng lòng hồ.

Đặc biệt, nhằm quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị giới thiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2022, đã tổ chức 2 hội nghị kết nối cung cầu và giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, Hải Phòng với 84 HTX, 66 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia. Đồng thời, Liên minh HTX tỉnh tổ chức 2 lớp bồi dưỡng quản trị HTX; 11 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 333 lượt thành viên và người lao động; hỗ trợ 12 HTX vay 3,12 tỷ đồng nguồn quỹ hỗ trợ HTX; lũy kế doanh số cho vay đạt hơn 6,900 tỷ đồng…

Phương Linh


Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục